Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Lý Liên Kiệt: “Kỳ tài võ học” sau Lý Tiểu Long được nhiều đàn em ngưỡng mộ

  

Vậy mà mới đây, khi xuất hiện cùng bạn bè, ngôi sao võ thuật khiến nhiều khán giả bất ngờ với ngoại hình thay đổi quá lớn. Lý Liên Kiệt không thể đứng thẳng, mái tóc bạc trắng và gương mặt như ông lão. Khán giả lo lắng Lý Kiên Kiệt bệnh trở nặng, họ cầu nguyện cho ông sớm bình phục. Vốn kiệm lời nhưng ngôi sao võ thuật sau đó đưa ra những hình ảnh tươi tắn hơn cùng phát ngôn khẳng định "tôi vẫn ổn".

Thời gian gần 40 năm khởi nghiệp trôi nhanh như một chớp mắt, Lý Liên Kiệt từ ông hoàng võ thuật dần trở thành người đứng bên kia dốc cuộc đời. Sóng gió trong cuộc sống và bệnh tật đã biến người đàn ông lừng lẫy đó già trước tuổi quá nhanh.

Đứa trẻ ốm yếu trở thành kỳ tài võ học

Lý Liên Kiệt chưa từng khi nào có cuộc sống hạnh phúc" đó là nhận định của nhà phê bình Bạch Vân trên Baike. Trong dàn cao thủ võ thuật hàng đầu, ông có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất. Lý Liên Kiệt sinh ngày 26/4/1963 tại Bắc Kinh, trong một gia đình có 5 anh chị em mà ông là con út. Năm Lý Liên Kiệt 2 tuổi, cha ông qua đời vì bệnh tật. Mẹ ông gánh vác kinh tế trong gia đình bằng nghề công nhân và bán vé.

Ngày còn nhỏ, thể chất của tài tử Hoàng Phi Hồng rất yếu. Gia đình lo lắng nên gửi Lý Liên Kiệt đi học võ từ năm 8 tuổi. “Tôi chưa bao giờ nghĩ quyết định đơn giản năm đó lại là cột mốc trong đời con trai”, mẹ Lý Liên Kiệt chia sẻ trong lần hiếm hoi bà trò chuyện với báo chí.

Tròn 8 tuổi, Lý Liên Kiệt chính thức theo học tại trường thể thao võ thuật nghiệp dư Thập Sát Hải tại Bắc Kinh. Cũng năm đó, Lý Liên Kiệt lọt mắt xanh võ sư danh tiếng Ngô Bân. 9 tuổi, ông đã tham gia thi đấu giải võ thuật toàn quốc thanh thiếu niên.

Bất ngờ xảy ra khi cậu bé mới học võ một năm đã mang về giải Biểu hiện xuất sắc. Năm 1972, Lý Liên Kiệt khóc vì xúc động khi được gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. “Có trong mơ tôi cũng chưa từng nghĩ mình hợp võ thuật đến vậy”, Lý Liên Kiệt nói trên Tân Hoa Xã.

Giai đoạn từ năm 1971 đến 1979, Lý Liên Kiệt liên tục mang về 5 giải vàng võ thuật toàn quốc, hơn 60 giải nhỏ với các nội dung múa thương, kiếm và wushu. Báo chí và chuyên gia võ thuật phải thừa nhận Lý Liên Kiệt là thần đồng võ học hiếm có của Trung Quốc, vận động viên tiềm năng của quốc gia này ở các giải đấu quốc tế.

 

"Con tốt" ở Hong Kong chấn thương và món nợ bằng máu

Ở giai đoạn các cao thủ võ thuật được ưu ái, Lý Liên Kiệt đã lọt mắt xanh các nhà làm phim. Trong lịch sử màn ảnh Hoa ngữ, tài tử 55 tuổi là diễn viên duy nhất chưa từng đóng vai quần chúng hay vai phụ đã được giao vai nam chính. Năm 1981, chỉ với vai hòa thượng Giác Viễn trong Thiếu Lâm Tự, một gã tay ngang đóng phim đã trở thành ngôi sao tầm châu Á. Năm đó, Lý Liên Kiệt mới 18 tuổi.

Nhiều ý kiến cho rằng Lý Liên Kiệt gặp may khi sở hữu gương mặt “nhìn là thấy quân tử”. Nhờ gương mặt này, đạo diễn Trần Gia Thượng, Từ Khắc hay các nhà làm phim lớn luôn nghĩ đến Lý Liên Kiệt trong các vai diễn anh hùng trượng nghĩa. Thập niên 1990 có thể được nói là thời kỳ của Lý Liên Kiệt.

Những bộ phim do ông đóng chính tạo tiếng vang lớn, doanh thu tốt khi ra mắt. Trong đó có thể kể đến Tinh võ anh hùng, Hoàng Phi Hồng: Nam nhi tự cường, Trung Hoa anh hùng, Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại, Phương Thế Ngọc, Thái cực Trương Tam Phong, Trung Nam Hải bảo tiêu...

“Sau khi Thiếu Lâm Tự thành công, ai cũng nói tôi gặp may. Nhưng thực sự, tôi không thấy bản thân may mắn đến vậy", Lý Liên Kiệt nói.

Nhà phê bình Ôn Lương tiết lộ thành danh nhờ những vai hành động nên Lý Liên Kiệt phải đánh đổi bằng vô số chấn thương. Thời điểm quay Thiếu Lâm Tự, xương cổ, dây chằng, xương đùi của ông bị gãy. Nam diễn viên phải phẫu thuật trong 7 giờ đồng hồ, nằm viện suốt hai tháng. Năm 1981, Lý Liên Kiệt đã có giấy chứng nhận tàn tật cấp ba.

Kết thúc phim Nam Bắc Thiếu Lâm, xương sống của ông bị tổn thương, vùng thắt lưng bị gãy xương. Đến ngày đóng Trung Hoa anh hùng, Lý Liên Kiệt bị đánh gãy xương mũi, một bên mắt trúng đòn ảnh hưởng tới giác mạc.

Thêm vào đó, lịch quay dày đặc, chế độ ăn uống xáo trộn khiến Lý Liên Kiệt bị bệnh tiêu hóa, có lần ngất xỉu ở phim trường. “Lần quay Hoàng Phi Hồng, mắt cá chân trái bị gãy. Các bác sĩ lúc đó còn có thể cầm chân quay thành vòng 180 độ”, Lý Liên Kiệt nhớ lại.

"Cuộc đời đóng phim của tôi rất thăng trầm dù rằng ai nhìn vào cũng nói tôi thành công suôn sẻ. Thú thực, nhiều lúc tôi chỉ mong đóng vai xác chết trong các phim Hong Kong. Thù lao diễn viên quần chúng Hong Kong còn cao hơn tôi rất nhiều”, Lý Liên Kiệt tâm sự.

Khi mới vào ngành giải trí, Lý Liên Kiệt đã có cơ hội hợp tác với các công ty điện ảnh lớn của Hong Kong. Đầu tiên là Thiệu Thị trong giai đoạn từ năm 1984 đến 1990. Năm 1991 đến 1992, Lý Liên Kiệt đầu quân cho Gia Hòa. Nhưng ông chưa bao giờ được giới làm phim xứ Cảng thơm tôn trọng.

Khi quay Nam Bắc Thiếu Lâm do Thiệu Thị đầu tư, Lý Liên Kiệt làm việc với đạo diễn Lưu Gia Lương. Lưu Gia Lương tuyển chủ yếu là nghệ sĩ Hong Kong. Họ có thù lao rất cao, diễn viên quần chúng cũng có thể thu về 50 NDT/ngày. Trong khi diễn viên đến từ Đại lục chỉ được trả 3 NDT.

Những mâu thuẫn về sự phân biệt khiến Lý Liên Kiệt cùng Thiệu Thị chấm dứt hợp tác, bắt đầu ký hợp đồng với Gia Hòa. Dưới thời Gia Hòa, hình tượng Hoàng Phi Hồng do Lý Liên Kiệt đóng trở thành kinh điển.

Tiếc là "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa", Lý Liên Kiệt bị o ép trong suốt 2 năm. Nam diễn viên không được nhận thù lao, bị ép lịch quay dày đặc dẫn đến chấn thương liên miên. Đôi bên suýt đưa nhau ra tòa vì vấn đề tiền bạc. Đường cùng, Lý Liên Kiệt quyêt định cậy nhờ Thái Tử Minh, một tay anh chị có tiếng vừa trở về từ Hà Lan.

Dưới bàn tay Thái Tử Minh, Lý Liên Kiệt dàn xếp được vấn đề thù lao với Gia Hòa. Sau đó, Thái Tử Minh trở thành quản lý của tài tử họ Lý. Mối quan hệ hợp tác của hai người chủ yếu dựa trên chữ “nghĩa” không phải tiền bạc.

Đáng buồn, ngày 16/4/1992, Thái Tử Minh bị bắn chết ngay khi rời khỏi thang máy. “Ngày đó, Lý Liên Kiệt khi biết tin như người mất hồn. Ông ấy không dám tin vào những thế lực đáng sợ nào đang bủa vây xung quanh mình”, một người trong giới tiết lộ trên QQ.

“Đó là món nợ máu cả đời tôi mang ơn Thái Tử Minh”, Lý Liên Kiệt nói.

Cái chết của Thái Tử Minh khiến Lý Liên Kiệt mạnh mẽ hơn. Ông kết hợp cùng một trùm giải trí Đài Loan - cao thủ võ thuật Nguyên Khuê - thành lập công ty điện ảnh Chính Đông.

Những năm 1993 đến 1997, Lý Liên Kiệt ghi dấu ấn mạnh mẽ trên ảnh đàn, trở thành ông vua phòng vé. Từ năm 1998, Lý Liên Kiệt tấn công sang thị trường Hollywood, chính thức vươn tầm ngôi sao võ thuật quốc tế.

Lý Liên Kiệt đứng đâu giữa các cao thủ?

Mang về vô số giải thưởng võ thuật quốc gia, trở thành ngôi sao tầm cỡ quốc tế nhưng thực lực của Lý Liên Kiệt luôn bị đặt dấu hỏi lớn. Những ý kiến không thích Lý Liên Kiệt nhận định công phu của tài tử nặng tính hình thức, cùng lắm dùng để đối đầu vài tên cướp đường phố. Họ tin rằng khi đấu tay đôi với võ sĩ thực chiến, Lý Liên Kiệt chắc chắn sẽ nhận thất bại.

Giới chuyên gia nhận định điểm mạnh trong võ thuật của Lý Liên Kiệt là tốc độ nhanh, thế võ cực chuẩn theo lý, lực mạnh và sức bật lớn. Các chiêu thức của Lý Liên Kiệt tung ra đều gọn và chặt chẽ. Ở những cú đá trên không, Lý Liên Kiệt có thể thực hiện trong chớp mắt và vẫn đạt tiêu chí…đẹp.

Khán giả châu Á từng mê mệt khi chứng kiến thế võ tài hoa cùng hình tượng tuấn lãng của Lý Liên Kiệt trong Thiếu Lâm Tự. Họ cũng hâm mộ hình tượng Hoàng Phi Hồng võ công hơn người do Lý Liên Kiệt đảm nhận. Đến với Tinh võ anh hùng, ngôi sao võ thuật thực sự đã mang Kung Fu của Trung Quốc đến với thế giới sau những chiêu thức “tựa như nước chảy mây trôi”.

Cái hay trong phong cách của Lý Liên Kiệt là những động tác chính xác đúng tinh thần Triệt Quyền Đạo và khác công phu gió lốc của Lý Tiểu Long. Diễn đàn Phim đại chúng bình luận: “Kung Fu của Lý Liên Kiệt là sức mạnh kết hợp cùng cái đẹp, tạo ra loại võ thuật mỹ cảm. Động tác có nhu có cương, nhanh nhẹn và chính xác”.

Cao thủ của Thành Gia Ban là Lư Huệ nhận xét: “Lý Liên Kiệt là vận động viên toàn năng, lực đánh, tốc độ đều rất tốt. Tôi cho rằng khi đóng phim, Lý Liên Kiệt đã bị ảnh hưởng đáng kể vì kịch bản”.

Cao thủ võ thuật màn ảnh Trâu Triệu Long nhận định: “Lý Liên Kiệt là võ thuật gia chân chính. Xem Lý Liên Kiệt đánh võ mới hiểu thế nào là võ thuật Trung Quốc chân chính”.

Mọi sự so sánh là khập khiễng nhưng chỉ đạo võ thuật Viên Hòa Bình từng mạnh mẽ nhận xét Lý Liên Kiệt hơn tài Chân Tử Đan, vượt Thành Long. Võ của Lý Liên Kiệt được khen ngợi tinh túy trong khi thế võ của Thành Long thường được so sánh với “gánh xiếc”. Còn Chân Tử Đan lại mạnh tính vũ lực, thiếu đi chiều sâu võ học.

Trả lời Sina, Viên Hòa Bình thẳng thắn: “Anh ấy giống như cuốn từ điển công phu. Bạn nói bất kỳ điều gì liên quan đến võ thuật, Lý Liên Kiệt đều nắm rõ. Mặc dù Chân Tử Đan là đồ đệ của tôi nhưng tôi cho rằng Lý Liên Kiệt là ngôi sao võ thuật biết đánh võ nhất màn ảnh Hoa ngữ”.

Bản thân Chân Tử Đan cũng chọn Lý Liên Kiệt khi được hỏi ai là ngôi sao biết đánh võ nhất giữa những cái tên như Hồng Kim Bảo, Thành Long, Ngô Kinh, Triệu Văn Trác.

Trong làng sao võ thuật Trung Quốc, Lý Liên Kiệt là nghệ sĩ hiếm hoi mở lò võ đào tạo chính quy. Thập niên 1980, ông mở võ quán ở Mỹ, sáng tạo Mãn Giang Hồng Quyền. Gần đây, Lý Liên Kiệt tự hào khi tạo ra môn võ mới mang tên Công thủ đạo và dành nhiều thời gian để truyền bá võ học.

Bỏ danh lợi vì giai nhân "50 năm mới có một người"

Một thời tuổi trẻ tung hoành ngang dọc, được các nhà làm phim Hollywood nể trọng nhưng Lý Liên Kiệt lại vướng vết chàm khi ở bên kia sườn dốc cuộc đời. Năm 2016, ông nhận lời tham gia vai Khương Tử Nha trong Phong thần bảng truyền kỳ. Bộ phim bị coi là tác phẩm thảm họa của điện ảnh Hoa ngữ.

Khán giả tự hỏi: “Vì sao Lý Liên Kiệt lại nhận lời tham gia bộ phim thảm họa đến vậy?”. “Tôi nể phục vợ chồng nhà sản xuất Hướng Hoa Cường. Nhiều năm qua biết ơn họ nên khi nào họ cần, tôi đều sẵn sàng”, Lý Liên Kiệt giải thích.

Theo On, mối ân nghĩa với Hướng Hoa Cường xuất phát từ bà xã Lợi Trí. Cây viết nổi tiếng Nghê Khuông từng thốt lên: “Lợi Trí là giai nhân đẹp nhất trong 50 năm qua ở showbiz. Nếu như cô ấy thi hoa hậu không đạt giải, tôi sẵn sàng lao đến đốt nhà đài”.

Giống Nghê Khuông, Lý Liên Kiệt trúng tiếng sét ái tình ngay khi gặp đàn chị hơn 2 tuổi trên phim trường Long tại thiên nhai. Năm 1989, Lý Liên Kiệt đệ đơn ly hôn người vợ thanh mai trúc mã, bỏ hai con gái để có thể tự do yêu Lợi Trí.

Nhiều người trong giới tiếc khi ngôi sao võ thuật lại si tình trước người đẹp tai tiếng. Lợi Trí từng có mối quan hệ tình cảm bí ẩn với ông vua sòng bạc Vương Hà Hồng. Nguồn tin báo chí cho hay năm đó Lợi Trí bị 4 bà vợ của Vương Hà Hồng thuê giang hồ truy sát. Cô còn vướng nghi vấn sinh con cho đại gia sòng bạc.

Lý Liên Kiệt biết hết thảy những tin đồn đó nhưng ông bỏ ngoài tai. Ông nói với Lợi Trí là “nhất kiến chung tình”, vừa gặp đã định trọn đời chỉ yêu một người.

Năm 1996, Lợi Trí đầu tư bất động sản tại Sơn Đông thất bại. Vì để giúp người yêu, Lý Liên Kiệt lao vào đóng phim do Hướng Hoa Cường đầu tư sản xuất. Nguồn tin Sina cho hay giai đoạn đó, Hướng Hoa Cường không tiếc tiền để giúp đỡ Lý Liên Kiệt trang trải nợ nần. 22 năm qua, Lý Liên Kiệt luôn nhớ ân nghĩa này.

Không chê Lợi Trí tai tiếng, ngôi sao võ thuật ở bên cô 10 năm trước khi chính thức tổ chức lễ cưới tại Los Angeles (Mỹ) vào năm 1999. Người trong giới đều nói Lý Liên Kiệt vinh quang cả đời nhưng lại là chàng trai si tình trong yêu đương.

Khi Lợi Trí sinh con, Lý Liên Kiệt khước từ nhiều dự án phim để có thể bên cạnh vợ. Ông cũng chấp nhận luôn những lời chế nhạo từ công chúng khi bỏ rơi 2 con gái trong cuộc hôn nhân đầu, dồn tâm trí nâng níu 2 người con với Lợi Trí.

“Cô ấy không thiếu những đại gia triệu USD theo đuổi. Nhưng cô ấy sẵn sàng gả cho tôi, một người bỏ vợ và chưa có gì trong tay. Vì điều đó thôi, tôi sẵn sàng làm tất cả để cô ấy được hạnh phúc”, Lý Liên Kiệt khẳng định.

40 tuổi đã lo sẵn tang lễ cho mình

Tuổi thơ thiếu thốn tình cảm, sống trong bệnh tật, khi nổi tiếng lại bị bủa vây bởi những thế lực xã hội đen và chấn thương, Lý Liên Kiệt đã sớm nghĩ đến chuyện nghỉ hưu để tìm sự bình yên. Một ngày mùa hè năm 2005, Lý Liên Kiệt tâm sự trên Tân Hoa Xã về quyết định ngừng đóng phim khi mới 42 tuổi.

“Tôi bắt đầu đóng phim võ thuật năm 16 tuổi. Tôi cho rằng ở lĩnh vực này, tôi đã thể hiện hết khả năng của mình. Chẳng còn động lực nào cho tôi nếu 5 hay 10 năm tới vẫn tiếp tục đóng phim võ thuật. Hoắc Nguyên Giáp là vai diễn kết thúc cuộc đời tôi với tư cách một ngôi sao võ thuật”, Lý Liên Kiệt nói.

Không lâu sau tuyên bố giã từ nghiệp ngôi sao võ thuật, Lý Liên Kiệt phát hiện mắc bệnh cường giáp và chấn thương cột sống. Nhịp tim của ông không còn ổn định. Trên ấn phẩm Arena, khi nói về cái chết, Lý Liên Kiệt bình thản: “Tôi đã lo hậu sự cho mình từ năm 40 tuổi”.

Nam diễn viên Trương Tam Phong không kiêng kị khi bị hỏi về cái chết sau nhiều năm quy y cửa Phật. “Tôi tin vào vòng luân hồi. Thế nên dù tương lai, tôi biết đại nạn của mình sắp tới cũng không cảm thấy lo sợ, ân hận hay tiếc nuối. Tôi đã chăm sóc gia đình rất tốt, cũng đối xử tốt với mọi người. Tôi không có điều gì khó buông bỏ nếu phải qua đời”, ông nói.

Lý Liên Kiệt không sợ chết và tự chuẩn bị sẵn tâm lý với gia đình, bạn bè. Ông cho rằng đó là điều bất kỳ ai cũng phải đối diện.

“Gần nhất, tôi có ghé qua một ngôi chùa ở Tây Tạng. Tôi học cách đón nhận cái chết của chính mình. Phật dạy kiếp này làm được điều gì sẽ ảnh hưởng đến kiếp sau. Mỗi ngày sống trên đời, tôi đều làm hết khả năng, giúp đỡ người khác. Hy vọng, kiếp sau sẽ hạnh phúc và nhiều tiếng cười hơn”, Lý Liên Kiệt nói.

Trên Tân Hoa Xã, nam diễn viên 55 tuổi không ngừng băn khoăn về tương lai võ thuật truyền thống Trung Quốc. Ông trăn trở khi phim ảnh dần bóp méo tinh hoa võ thuật.

“Những bộ phim võ thuật luôn bao gồm yếu tố võ và bạo lực. Nhưng đó là hai khái niệm không hề liên quan tới nhau. Tôi muốn khán giả hiểu được giá trị võ học, tại sao chúng ta cần phải luyện Kung Fu. Đâu là võ thuật Trung Hoa chân chính?”, ông đặt câu hỏi.

“Muốn phát triển võ học Trung Quốc mà thiếu đi lòng tin và sự kiên nhẫn rất khó thành công. Đối với tôi, Jack Ma là võ thuật gia. Ông ấy nghên cứu và luyện võ suốt 30 năm. Ông ấy mang ý chí kiên định với võ học, điều mà có tiền cũng không thể mua được”, Lý Liên Kiệt nhấn mạnh.


Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

"Tây Vực Hùng Sư" người làm gãy tay Lý Liên Kiệt, dám thẳng chân đá Ngô Kinh giờ tóc bạc trắng

 Chu Tỉ Lợi có lẽ là người duy nhất đủ can đảm để ra tay với Ngô Kinh và cũng từng khiến "Hoàng Phi Hồng" Lý Liên Kiệt bị thương.

Trong làng giải trí Cbiz có rất nhiều ngôi sao võ thuật trong đó không thể không nhắc đến những cái tên như Thành Long, Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh, Chung Tử Đơn... Họ được khán giả yêu thích không chỉ vì tài năng mà còn vì khả năng đóng phim xuất sắc. Người ta chết mê chết mệt những bộ phim võ thuật của các nam nghệ sĩ đình đám này. Tuy nhiên, ít người biết, trong showbiz còn có một nhân vật cũng được gọi là kỳ tài võ thuật chính là Chu Tỉ Lợi.

Chu Tỉ Lợi từ nhỏ đã học võ. Năm 11 tuổi ông gia nhập các lò võ. Đến năm 1981, Chu Tỉ Lợi góp mặt trong một giải đấu võ tại Hong Kong. 1 năm sau đó, ông giành giành vô địch Kickboxing hạng Lightweight Canada. Lúc đó, Chu Tỉ Lợi 24 tuổi. Đến năm 1985, ông tiếp tục giành vô địch kickboxing hạng middleweight thế giới, trở thành người Trung Quốc đầu tiên vô địch thế giới thể loại boxing.

Từ sau giải vô địch này, Chu Tỉ Lợi bắt đầu tham gia showbiz. Ông có mặt trong 2 bộ phim điện ảnh và trở thành cái tên có gây chú ý trong showbiz. Dần dần, Chu Tỉ Lợi được Hồng Kim Bảo lăng xê và đóng khách mời trong Góa phụ tân nương. Năm 1987, ông đóng bộ phim võ thuật Eastern Condor của đạo diễn Hồng Kim Bảo.

Vì thời điểm gia nhập showbiz, chưa có kiến thức về đóng phim, Chu Tỉ Lợi chỉ tham gia một vài vai phụ, chủ yếu là phản diện. Sau này, danh tiếng của ông dần tăng lên. Chu Tỉ Lợi có cơ hội hợp tác với Châu Tinh Trì và Triệu Văn Trác trong các tác phẩm sau này.

Kinh điển nhất trong số các bộ phim của Chu Tỉ Lợi phải kể đến Tinh võ anh hùng năm 1994 đóng cùng với Lý Liên Kiệt. Vào vai phản diện ác độc, Chu Tỉ Lợi đã đánh Lý Liên Kiệt một trận nhớ đời.

Được biết, cảnh quay kéo dài 10 phút và Lý Liên Kiệt mỗi lần nhớ lại đều khẳng định đó đích thực là trận đánh nhớ đời. Có thông tin cho rằng thời điểm quay phim, Chu Tỉ Lợi đã làm gãy cánh tay của Lý Liên Kiệt. Vì không tiết chế được lực nên ông làm cho ngôi sao họ Lý bị thương.

Ngoài Lý Liên Kiệt, Chu Tỉ Lợi còn có dịp hợp tác với tài tử Ngô Kinh. Được biết, Ngô Kinh đã bị nam diễn viên đá thẳng chân mà không câu nệ. Cũng chính vì điều này mà không ai dám thực hiện cảnh quay với Chu Tỉ Lợi vì sợ ông.

Hiện tại, Chu Tỉ Lợi "Tây Vực Hùng Sư" đã ở tuổi 61. Ông không còn chăm đóng phim như trước mà chấp nhận rút lui về hậu trường. Cũng vì thế mà khán giả dần quên mất còn có một Chu Tỉ Lợi từng đấu võ trên phim trường. Khác với hình ảnh trước kia, Chu Tỉ Lợi của hiện tại giờ tóc bạc trắng, gương mặt nhiều nếp nhăn. Tuy nhiên, ông hạnh phúc với gia đình hiện tại của mình bên vợ và con trai.

https://www.youtube.com/watch?v=woLhq6koG3c

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Chung Tử Đơn "hóa điên" khi đóng vai tướng quân trong phim Họa Bì

 Hoạ bì (Painted Skin) là một bộ phim hành động của Chung Tử Đơn (Trần Gia Thượng đạo diễn) dựa trên một câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc - Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.


Nội Dung:

Thời Tần Hán, tướng Vương Sinh (Trần Khôn thủ vai) thống lĩnh đội quân chiến đấu với thổ phỉ sa mạc Tây Vực. Trong một cuộc truy sát, Vương Sinh cứu sống một mỹ nhân tên là Tiểu Duy (Châu Tấn) và đưa cô về nhà mình cưu mang. Tiểu Duy thực chất là một con hồ ly tinh phải ăn tim của con người để sống; công việc lấy tim người do tắc kè tinh (Thích Ngọc Võ) đảm nhiệm vì hắn ta vốn yêu Tiểu Duy.

Tiểu Duy đem lòng yêu Vương Sinh và cảm thấy ghen tỵ khi nhìn thấy Vương Sinh rất mực yêu vợ là Bội Dung (Triệu Vy). Tiểu Duy tìm cách mê hoặc tất cả mọi người bằng vẻ yểu điệu, dịu dàng. Vương Sinh cũng không khỏi rung động trước nhan sắc của Tiểu Duy và thường tơ tưởng ái ân cùng mỹ nữ khi ngủ. Tuy vẫn giữ lòng chung thủy với Bội Dung. Phần Bội Dung, cô nhận ra Tiểu Duy không phải là cô gái bình thường nhưng Vương Sinh lại bênh vực hồ li.

 Từ khi có Tiểu Duy, địa bàn của Vương Sinh xảy ra hàng loạt vụ giết người thê thảm, người chết thường mất quả tim. Nghi ngờ đó là do Tiểu Duy, Bội Dung đã tìm Bàng Dũng (Chân Tử Đan) - một kiếm khách võ nghệ cao cường, từng là người yêu của cô để nhờ diệt hồ ly tinh. Bàng Dũng cùng nữ pháp sư Hạ Băng (Tôn Lệ) vào cuộc truy lùng tìm diệt hồ ly. Hạ Băng đã dùng mọi cách khiến Tiểu Duy phải hiện nguyên hình nhưng với phép thuật cao cường, Tiểu Duy đã không để Hạ Băng phát hiện ra. Một lần tắc kè tinh đã giết chết một quân lính của Vương Sinh, Bàng Dũng bị nghi oan vì quân lính chết ngay trước mặt Bàng Dũng. Vương Sinh vốn có hiềm khích với Bàng Dũng vì cùng yêu Bội Dung nên nghi oan Bàng Dũng chính là thủ phạm giết người hàng loạt.

Một buổi tối Bội Dung đến tìm Tiểu Duy, đúng lúc hồ ly lột da hiện nguyên hình là một yêu tinh với đầy giòi bọ trên cơ thể, Bội Dung sợ hãi bỏ chạy. Sau đó cô quay lại một lần nữa và lại chứng kiến Tiểu Duy moi tim một vị tướng họ Cao của Vương Sinh ăn ngay trước mặt cô. Bằng tình yêu đối với phu quân và không muốn để xảy ra các vụ giết người cướp tim tiếp theo, Bội Dung đồng ý cho Tiểu Duy biến mình thành một yêu tinh tóc trắng, hai mắt nhỏ dòng máu đỏ khiến mọi người cho rằng cô là yêu tinh, giết cô để Tiểu Duy có thể trở thành Vương phu nhân như ý hồ ly muốn.

Tuy nhiên sau đó Bàng Dũng lại cứu lấy Bội Dung chạy đến nơi treo quan tài những người bị moi tim mà chết, và hứa với cô sẽ tiêu diệt hồ ly để cứu cô. Vương Sinh cũng tìm đến nơi đó, các quân lính của Vương Sinh một mực đòi giết yêu quái - tức Bội Dung hiện tại - để trả thù cho vị tướng họ Cao kia. Bội Dung đã tự sát ngay trước mặt Vương Sinh, Vương Sinh tiếc nuối vô cùng. Tiểu Duy khi đó cũng đã cảm nhận được tình yêu vô cùng sâu đậm mà Vương Sinh dành cho Bội Dung, thậm chí chấp nhận chết để Tiểu Duy có thể mang Bội Dung trở lại. Tiểu Duy định dùng linh khí của mình để cứu sống tất cả mọi người, đồng nghĩa với việc cô sẽ phải hy sinh. Tuy nhiên bị tắc kè tinh ngăn cản, và một cuộc chiến khốc liệt xảy ra.

 Cuộc chiến giữa người và yêu diễn ra đến đỉnh điểm. Bội Dung, Vương Sinh, Bàng Dũng và tắc kè tinh đều chết, chỉ còn nữ pháp sư và hồ ly tinh sống. Vì quá yêu Vương Sinh, Tiểu Duy đã hy sinh tính mạng của mình để cứu sống Vương Sinh cũng như tất cả mọi người. Tiểu Duy tan biến, tất cả mọi người đều sống lại, cuộc sống của người dân trở lại bình thường. Bàng Dũng cùng Hạ Băng đi tìm diệt yêu quái, còn Vương Sinh và Bội Dung lại tiếp tục cuộc sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.

Bàn Luận:

Họa Bì - Painted Skin có nghĩa là vẽ da người. Nội dung phim cũng chỉ xoay quanh ý nghĩa của từ này. Tiểu Duy, một con hồ ly tinh tu luyện ngàn năm, chẳng biết nó Tam vỹ hồ ly, Lục vỹ hồ ly hay là Cửu vỹ hồ ly nữa. Nhưng dứt khoát nó chưa đủ pháp thuật để trở thành Tiên hồ. Vì hàng ngày nó vẫn ăn tim người để duy trì dung nhan. Vốn là một yêu quái, nó không có hình hài của một con người. Nên nó đã lấy một bộ da người khoác lên mình, những mong sẽ trở thành người thực thụ. Nó đã vẽ lên bộ da ấy những nhan sắc tuyệt đẹp của một thiếu nữ. Để rồi khi Vương Sinh cứu nó ra khỏi một bộ tộc thảo khấu, Vương Sinh đã đem lòng say đắm nó.

Từ khi được cứu về doanh trại của Vương Sinh, nó đã gây không biết bao nhiêu tội ác giết người ghê rợn cùng với Tắc Kè Tinh. Đã vậy nó còn ép Bội Dung - Vợ của Vương Sinh uống thuốc độc, để trở thành Ma nữ tóc trắng, chịu sự ghê rợn, xua đuổi của mọi người để chịu thay những tội ác của nó gây ra.

 Xuyên suốt phim, chúng ta đều thấy một con hồ ly độc ác, quỷ quyệt. Nhưng chúng ta đã không nghĩ đến là nó cũng đang yêu. Nó yêu Vương Sinh, nhưng mà là tình yêu của một con Hồ Ly.

Hồ ly Tiểu Duy yêu Vương Sinh, bị Tắc kè Tinh ngăn cản và nó mắng lại rằng: "Ngươi không hiểu thế nào là tình yêu". Nhưng sau đó, lúc nó ép Bội Dung uống thuốc độc, Bội Dung lại mắng nó cũng bằng câu đó: "Yêu tinh như ngươi thậm chí cũng không thể hiểu cái gì gọi là tình yêu." Thật trớ trêu. Dễ thấy rằng cái mà Bội Dung muốn nói đến chính là tính hi sinh trong tình yêu mà Tiểu Duy chưa hiểu. Nó mới chỉ là yêu tình yêu chiếm đoạt mà thôi.

Tất cả chúng ta đều ghét con Hồ Ly Tiểu Duy độc ác đó, cả con Tắc Kè Tinh nữa. Và cảm thấy Bội Dung thật đáng thương. Nhưng mãi cho đến khi kết thúc phim, chúng ta mới nhận ra rằng, Tiểu Duy còn đáng thương hơn Bội Dung gấp bội lần. Cuối cùng thì nó cũng nhận ra đâu là tình yêu thật sự, và nó hi sinh tiên khí hàng ngàn năm tu luyện để cứu không những Bội Dung mà còn cứu tất cả mọi người nữa. Để rồi sau tất cả, ai cũng trọn vẹn, còn chỉ có nó trở về hình hài của một con Tiểu Hồ bình thường, nằm cô đơn trong vách núi với ánh mắt buồn thăm thẳm.

Còn Tắc Kè Tinh, một kẻ thất bại vô cùng đáng thương. Nó làm tất cả mọi chuyện cũng chỉ nhằm cho Tiểu Duy vui lòng, Bởi vì nó yêu Tiểu Duy. Nhưng Tiểu Duy lại không hề mảy may ngó ngàn tới nó.

 Khán giả chỉ thấy trên màn ảnh bài tập diễn xuất khóc lóc của các ngôi sao, vì vậy họ làm sao có thể thông cảm, cảm động được? Đó là chưa kể phần âm nhạc trong phim Painted Skin - Họa Bì lại sử dụng nhạc Tây, hoàn toàn không liên quan. Tất cả các yếu tố này khiến bộ phim càng trở nên nặng nề, căng thẳng và thất bại.


Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Thành Long - Lý Liên Kiệt: Vô cùng giàu có, quyền lực nhưng kẻ bị chê cười, người được ngưỡng mộ

 


Đẳng cấp của hai ông hoàng "Vua Kung Fu" Trung Quốc được dư luận đánh giá qua cách đối nhân xử thế.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Thành Long và Lý Liên Kiệt ai mới xứng đáng là "Vua Kungfu"

 

Việc Thành Long và Lý Liên Kiệt cùng đóng chung trong phim Vua Kungfu đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và khán giả, hứa hẹn sẽ diễn ra một cuộc "Long tranh hổ đấu" giữa hai ngôi sao võ thuật nổi tiếng này. Tuy hiện nay phim vẫn còn đang trên trường quay, nhưng khán giả rất muốn biết giữa Thành Long và Lý Liên Kiệt, ai mới là "Kungfu chi vương" thực sự? Đáp ứng yêu cầu này, dân mạng đã thực hiện cuộc so sánh giữa hai người...

Võ thuật

Xét về võ thuật, Kungfu của Thành Long có tính hài hước, đến những pha gay cấn anh thường khéo léo lồng vào những động tác tinh nghịch, chọc cười khán giả. Trong các bộ phim Hollywood, Thành Long vẫn giữ nguyên phong cách "vừa đánh vừa diễn hề", vì thế "kungfu hài hước" đã gắn liền với tên tuổi Thành Long.

Về phía Lý Liên Kiệt, trước khi trở thành diễn viên anh đã từng đoạt giải quán quân võ thuật toàn quốc trong 5 năm liền, võ nghệ của anh là võ Thiếu Lâm chính thống, nên từng động tác đều thâm thúy và có nội hàm, rất cuốn hút người xem. Nếu chấm điểm, đương nhiên võ thuật chính thống của Lý Liên Kiệt giành điểm cao hơn.

Kết quả: Lý Liên Kiệt thắng

Mức độ nổi tiếng

Trên màn ảnh Hồng Kông, Trung Quốc, địa vị của Thành Long và Lý Liên Kiệt có thể nói là bất phân cao thấp, hai người đều là "Nhất ca" của dòng phim hành động, nhưng ở kinh đô điện ảnh Hollywood thì mức độ nổi tiếng của họ khác biệt khá lớn. Nhờ thành công của sêri phim Giờ cao điểm, cát sê của Thành Long ở Mỹ không ngừng tăng lên, tên tuổi chẳng hề thua kém những diễn viên Hollywood đẳng cấp quốc tế.

Về mặt này, Lý Liên Kiệt có phần "lép vế", bởi những bộ phim anh đóng tại Hollywood, như Romeo Must Die, Nụ hôn của rồng, The One... chưa gây được tiếng vang nào, dù võ công của anh không chê vào đâu được, đây là điều đáng tiếc của Lý Liên Kiệt.

Kết quả: Thành Long thắng

Phim ảnh

Nhắc đến Lý Liên Kiệt và Thành Long, khán giả nhớ ngay đến những bộ phim hành động từng chiếm lĩnh màn ảnh rộng Hồng Kông trong thời kỳ nền điện ảnh này đang phồn thịnh, tiêu biểu là chùm phim Câu chuyện cảnh sát (Thành Long đóng vai chính) và phim Hoàng Phi Hồng (Lý Liên Kiệt đóng vai chính).

Những phim do Thành Long đóng chính chủ yếu lấy bối cảnh thời hiện đại, nội dung nhẹ nhàng, hài hước, có thể kể đến: City Huner, Song Long hội, Câu chuyện cảnh sát, Khu Hồng Phan... Còn phim của Lý Liên Kiệt thường là loại cổ trang, tôn vinh những huyền thoại anh hùng: Thái cực, Trương Tam Phong, Phương Thế Ngọc, Hoàng Phi Hồng...

Chính vì có phong cách diễn xuất và hướng phát triển hoàn toàn khác nhau khó so sánh, nên trong trường hợp này cả hai hoà nhau.

Kết quả: Hoà

Tình cảm

Năm 1999, sự kiện nữ diễn viên Ngô Ỷ Lợi sinh một "Tiểu long nữ" đã gây xôn xao làng giải trí Hồng Kông, trải qua sự việc ấy, Thành Long "tu tâm dưỡng tính" làm người chồng, người cha tốt.

Tương tự, trước khi gặp nữ diễn viên Lợi Trí, Lý Liên Kiệt đã lập gia đình với Huỳnh Thu Yến, hai người đã có với nhau hai con gái. Bỏ ngoài tai những lời xầm xì bàn tán của dư luận, Lý Liên Kiệt quyết ly hôn với Huỳnh Thu Yến để danh chính ngôn thuận đến với Lợi Trí. Từ ngày kết hôn với Lợi Trí đến nay, anh đã tuyệt giao với scandal, chuyên tâm làm người đàn ông tốt của gia đình.

Nhìn một cách khái quát, tình sử của Thành Long và Lý Liên Kiệt khá giống nhau, đều đã có vợ và từng một lần gây tai tiếng, nhưng họ đều biết ăn năn hối lỗi, đáng được tha thứ.

Kết quả: Hoà

https://www.youtube.com/watch?v=16SgLNrcGgw

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

"Hoàng Phi Hồng" Lý Liên Kiệt xưng bá kungfu Trung Hoa khắp Thế Giới

 

Nói đến Lý Liên Kiệt không thể không nhắc đến những bộ phim kungfu làm nên tên tuổi của anh, đặc biệt là "Đại Phá Thiết Ngô Công" - một diễn viên khiêm tốn và đầy khí chất từ những pha quyền cước trên màn ảnh.

Dưới đây là 10 bộ phim nổi bật trong sự nghiệp của Lý Liên Kiệt:

1. Thiếu Lâm Tự

Thiếu Lâm Tự là bộ phim "tinh tuyền" kungfu tiêu biểu trên màn ảnh Hoa ngữ. Sự thành công rực rỡ của tác phẩm này mở đầu cho sự nghiệp diễn xuất huy hoàng của Lý Liên Kiệt.Điểm nổi bật và xuất sắc nhất trong bộ phim này chính là võ thuật Thiếu Lâm tự vốn có danh tiếng lẫy lừng. 13 côn tăng đều do những diễn viên võ thuật đảm nhận, nên những màn đấu võ vô cùng đặc sắc.

Lý Liên Kiệt lần đầu tiên đóng phim, võ công và hình tượng của anh lập tức được các đại sư Thiếu Lâm tự yêu thích.

2. Hoàng Phi Hồng

Hoàng Phi Hồng là bộ phim kinh điển “bình cũ rượu mới” của đạo diễn Từ Khắc. Ông thể hiện sự hòa nhập văn hóa phương Tây vào thời đại cuối đời nhà Thanh, làm nổi bật những xung đột giai đoạn lịch sử bấy giờ.

Trong phim, mỗi động tác võ thuật đều hoàn toàn làm thỏa mãn thị giác của khán giả, Lý Liên Kiệt tạo nên hình tượng Hoàng Phi Hồng hoàn toàn mới, đầy hấp dẫn.

3. Tiếu ngạo giang hồ: Đông phương bất bại

Bộ phim Đông Phương Bất Bại có sự cải biên hoàn toàn khác so với nguyên tác Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Giữa Lệnh Hồ Xung và Đông Phương Bất Bại có quan hệ tình cảm dây dưa không rõ ràng, nhưng bộ phim có nhiều cảnh quay lãng mạn, mang đến hiệu ứng thị giác cho khán giả.

4. Thái cực Trương Tam Phong

Thái cực Trương Tam Phong kể về quá trình trưởng thành của nhất đại tông sư Trương Tam Phong. Từ khi Trương Quân Bảo bắt đầu học võ ở Thiếu Lâm tự, những trải nghiệm giữa anh và sư huynh Lý Thiên Bảo trong suốt quá trình rèn luyện gian khổ.

Những động tác võ thuật của đạo diễn Viên Hòa Bình chính là điểm đáng tự hào của bộ phim, những màn đấu võ trong quán rượu, trên phố hay trên mái lều đều vô cùng đặc sắc.

Bên cạnh đó, môn Thái cực mà Trương Tam Phong ngộ ra được Lý Liên Kiệt thể hiện một cách xuất sắc.

5. Hoàng Phi Hồng: Sư vương tranh bá

Sư vương tranh bá là phần 3 trong series Hoàng Phi Hồng của đạo diễn Từ Khắc. Lần này, Hoàng Phi Hồng vào kinh thành tham gia cuộc chiến Sư vương trang bá và phát hiện âm mưu ám sát Lý Hồng Chương của người phương Tây.

Bộ phim Sư vương tranh bá miêu tả về những xung đột giai cấp, có phần phức tạp và kém lôi cuốn hơn 2 phần trước. Nhưng phim vẫn chiếm lĩnh doanh thu phòng vé, chủ yếu nhờ vào những chiêu thức võ thuật đẹp mắt và sức hút của môn nghệ thuật múa lân do Lý Liên Kiệt thể hiện.

6. Phương Thế Ngọc

Việc tái hiện nhân vật truyền kỳ Phương Thế Ngọc không quá khó khăn đối với Lý Liên Kiệt, nhưng anh lại gặp phải thử thách khi diễn tay đôi với Ảnh hậu Tiêu Phương Phương (vai Miêu Thúy Hoa).

Đối với những khán giả say mê phiên bản Phương Thế Ngọc của Lý Liên Kiệt, chắc chắn vẫn còn ấn tượng với trận quyết đấu sinh tử giữa Phương Thế Ngọc và Cửu Môn Đề Đốc ở nhuộm phường, Lý Liên Kiệt một lần nữa chinh phục khán giả bởi “thế võ lập nghiệp” của mình.

7. Tinh võ anh hùng

Bộ phim Tinh võ anh hùng làm lại từ tác phẩm kinh điển Tinh võ môn của huyền thoại Lý Tiểu Long. So với những mâu thuẫn dân tộc trong phim Tinh võ môn, thì Tinh võ anh hùng hài hòa và lý trí hơn.Bộ phim xoay quanh câu chuyện Trần Chân (Lý Liên Kiệt đóng) sang Nhật du học, cuộc đối đầu giữa Trần Chân và Hoắc Đình Ân, trận đấu giữa Trần Chân và võ sư người Nhật có những động tác võ thuật vô cùng sống động.

8. Trung nam hải bảo tiêu

Trung nam hải bảo tiêu là bộ phim hành động hiện đại hiếm hoi của Lý Liên Kiệt, về mặt nội dung dường như mô phỏng ý tưởng từ bộ phim Vệ sĩ của điện ảnh Mỹ.

Trong phim, Lý Liên Kiệt đóng vai một vệ sĩ, có lần anh nhận nhiệm vụ bảo vệ cô bạn gái của một tỷ phú, trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ, hai người nẩy sinh tình cảm với nhau.

Điểm đáng xem của bộ phim là Lý Liên Kiệt có rất nhiều pha hành động gay cấn, nhiều cảnh quay tưởng chừng không hợp lý nhưng lại tạo ra hiệu ứng thị giác vô cùng đặc sắc.

9. Hoắc Nguyên Giáp

Bộ phim kể về sự nghiệp võ thuật của Hoắc Nguyên Giáp. Từ nhỏ ông say mê võ thuật, lớn lên ông theo đuổi mục tiêu trở thành đệ nhất thiên hạ.

Lý Liên Kiệt đóng vai Hoắc Nguyên Giáp khi đã ngoài 40, anh hoàn toàn tự tin thể hiện hình tượng nhất đại tông sư.

Ngoài ra, Lý Liên Kiệt còn thể hiện tinh thần thượng võ, “dùng đức phục nhân” là cảnh giới cao nhất trong võ học.

10. Anh hùng

Bộ phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu quy tụ dàn diễn viên hàng đầu của điện ảnh Hoa ngữ, gồm: Lý Liên Kiệt, Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc, Chương Tử Di, Chân Tử Đan, Trần Đạo Minh…

Theo đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Vô Danh là nhân vật trọng tâm của bộ phim, xuyên suốt từ đầu đến cuối anh đều xuất hiện với trang phục màu đen, gương mặt lạnh lùng.

Ấn tượng nhất là màn đối đầu giữa Vô Danh và Tàng Kiếm (Lương Triều Vỹ đóng) rượt đuổi đánh nhau trên mặt nước. Bên cạnh đó là đoạn cuối phim khi Vô Danh ngộ ra được ý "bình thiên hạ" và thanh thản đón nhận cái chết.

 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

"Đại Binh Tiểu Tướng" Thành Long: Từ Hồng Kông đến Hollywood và bi kịch gia đình

 Gắn bó với điện ảnh 56 năm, tham gia hơn 200 phim võ thuật tính đến thời điểm hiện tại, Thành Long được đánh giá là “người tiên phong thực thụ và là huyền thoại trong ngành”.

Chuyên gia võ thuật, diễn viên Thành Long sẽ nhận giải Oscar thành tựu trọn đời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ tại một bữa tiệc ở Los Angeles tổ chức vào tháng 11 năm nay.

Ngôi sao 62 tuổi cùng với nhà làm phim tài liệu Frederick Wiseman, biên tập nguời Anh Anne V. Coates và đạo diễn casting Lynn Stalmaster mỗi người sẽ được trao tặng một tượng vàng Oscar danh dự cho những đóng góp vào nền điện ảnh thế giới sau những người tiền nhiệm như Lauren Bacall, Francis Ford Coppola, Oprah Winfrey, Angelina Jolie và Spike Lee.

Giám đốc Viện Hàn lâm Cheryl Boone Isaacs trong một tuyên bố đã vinh danh ba ngôi sao là “người tiên phong thực thụ và là huyền thoại trong ngành”. Trước khi đến với giải cao quý này, Thành Long đã có quãng thời gian lao động bền bỉ nhiều năm liền.

 


Nhân duyên với Lý Tiểu Long thành bước ngoặt cuộc đời

Thành Long sinh ngày 7.4.1954 tại Hồng Kông. Khi cha mẹ chuyển đến Úc vì công việc, ông ở lại theo học ở Học viện hí kịch (Chinese Opera Research Institute). Suốt thời gian 10 năm, Thành Long tiếp nhận các kiến thức võ thuật, phim ảnh, nhào lộn, ca hát trong môi trường nghiêm khắc.

Big and Little Wong Tin Bar (Đại tiểu Hoàng Thiên Bá) năm 1962 được nhiều người coi là tác phẩm 'debut' của Thành Long. Sau đó, ông tiếp tục tham gia một số phim âm nhạc.

Tốt nghiệp năm 1971, Thành Long làm người nhào lộn trên dây và diễn viên đóng thế. Phim nổi nhất Thành Long tham gia phải kể đến Fist of Fury (Tinh võ môn) năm 1972, có sự góp mặt của siêu sao Lý Tiểu Long. Nhờ Tinh võ môn doanh thu cao nhất mùa thu trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc này, Thành Long giành được sự chú ý và tôn trọng của Lý Tiểu Long.

Sau cái chết bi thảm bất ngờ của Lý Tiểu Long năm 1973, Thành Long được coi như người có khả năng kế nhiệm ngôi vị vua điện ảnh Hồng Kông. Ông bắt đầu đóng vai chính trong nhiều phim võ thuật với đạo diễn Lo Wei, người từng làm việc với Tiểu Long. Nhưng hầu hết các tác phẩm này đều không thành công và sự hợp tác giữa hai bên kết thúc vào cuối những năm 1970.

Thời điểm đó, Thành Long quyết định thoát ra khỏi cái bóng và khuôn mẫu của Tiểu Long để tạo ra hình ảnh của riêng mình. Thành Long phát triển phong cách võ thuật riêng, nhấn mạnh vào khả năng tự thực hiện các pha hành động nguy hiểm, và khiếu hài hước gợi nhớ đến một trong những thần tượng của ông - Buster Keaton. Đây trở thành công thức đem lại thành công cho Thành Long.

Lập đế chế phim kungfu hài: thắng lớn ở Hồng Kông, thảm bại ở Hollywood

Một năm sau khi phát hành phim có tiếng vang đầu tiên, Snake in the Eagle’s Shadow (Xà hình điêu thủ) 1978, Thành Long tấn công và ngày một khẳng định vị thế ngôi sao phim ảnh Hồng Kông với cơn bão hài kungfu kinh điển như Drunken Master (1978), The Fearless Hyena (1979), Half a Loaf of Kung Fu (1980) và The Young Master (1980). The Young Master cũng là tác phẩm đánh dấu lần đầu tiên hợp tác của Thành Long với Golden Harvest, công ty sản xuất cũ của Tiểu Long và là hãng phim hàng đầu Hồng Kông.

Chẳng bao lâu sau, Thành Long vươn lên thành nam diễn viên được trả thù lao cao nhất Hồng Kông và ngôi sao có tiếng toàn châu Á. Ông tham gia các vai trò khác nhau trong phim tham gia từ sản xuất, đạo diễn cho đến hát nhạc nền phim.

Đầu những năm 1980, Thành Long thử vận may ở Hollywood với rất ít thành công. Ông đóng vai chính trong The Big Brawl (1980), một ‘bom xịt’, có vai phụ nhỏ khác đối đầu Burt Reynolds trong phim hài The Cannonball Run (1982) và phần tiếp theo của nó năm 1984.

Quyết định trở lại Hồng Kông, danh tiếng Thành Long càng nổi như cồn. Loạt dự án hài hành động đều ấn tượng: Project A (1983), Police Story (1985), Armor of God (1986), Mr. Canton and Lady Rose (1989). Những năm đầu 1990, Thành Long tiếp tục làm Crime Story (1993) và phần tiếp theo của Police Story - đem lại giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Kim Mã cho ông, Drunken Master - một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại do Time bình chọn.


Tỏa sáng trên Đại lộ danh vọng Hollywood

Năm 1995, Thành Long thành nhân vật chính trong truyện tranh Jackie Chan's Spartan X, phát hành ở châu Á và Mỹ. Cùng năm, Quentin Tarantino giới thiệu Thành Long nhận giải Thành tựu trọn đời tại MTV Movie Awards. Quentin Tarantino còn đe dọa sẽ tẩy chay buổi lễ trao giải nếu Thành Long không được nhận giải này. Từ đây hồ sơ phim ảnh ở Mỹ tăng nhanh chóng khiến ông được chú ý.

Năm 1996, New Line Cinema và Golden Harvest cùng phát hành Rumble in the Bronx, phim tiếng Anh thứ năm và ‘hit’ đầu tiên ở thị trường Mỹ của Thành Long. Phim đạt doanh thu 10 triệu USD trong tuần đầu công chiếu, đứng thứ nhất ở các phòng vé và thúc đẩy màn ra mắt hai bộ phim trước đó của Thành Long là Crime Story, Drunken Master 2 tại Mỹ.

Sau hai dự án không thành công Jackie Chan's First Strike (1997) và Mr. Nice Guy (1998), Thành Long lại đi lên với Rush Hour (1998). Năm 2000, Thành Long tham gia Shanghai Noon cùng Owen Wilson và Lucy Liu ( Lưu Ngọc Linh).

Mùa hè sau đó, Thành Long tái hợp với Tucker trong Rush Hour 2, giúp ngôi sao hành động kiếm được 15 triệu USD thù lao và tỉ lệ phần trăm doanh thu phòng vé kỷ lục. Năm 2002, Thành Long đóng cặp với Jennifer Love Hewitt trong The Tuxedo. Cùng năm, ông nhận sao trên Đại lộ danh vọng Hollywood và được vinh danh với giải Kim ngưu.
Thành Long lao động không mệt mỏi, cho ra Shanghai Knights (2003), The Medallion (2003), A round the World in 80 Days (2004). Thành Long đồng sáng lập JCE Movies Limited năm 2004, thông qua đó, sản xuất New Police Story (2004), The Myth (2005) và Rob-B-Hood (2006).

Năm 2007, Thành Long quay lại vai diễn quen thuộc trong Rush Hour 3. Năm 2008, ông nhận lồng tiếng Master Monkey trong Kung Fu Panda, đóng chung với Lý Liên Kiệt trong The Forbidden Kingdom.

Thành Long vẫn chinh chiến ở thị trường Mỹ với The Spy Next Door (2010), The Karate Kid (2010) trong khi tiếp tục là trụ cột của điện ảnh Trung Quốc: tham gia Shinjuku Incident (2009), viết kịch bản, diễn phim hài hành động Little Big Soldier (Đại Binh Tiểu Tướng), đồng đạo diễn và diễn viên chính trong bộ phim truyền hình lịch sử 1911.
Những năm gần đây, ông sáng tạo trong CZ12 (2012), Police Story (2013), Dragon Blade (2015), Skiptrace và Railroad Tigers (2016).

 


Bi kịch chuyện con cái

Ngoài nghiệp diễn, Thành Long còn là một nhà từ thiện cho quỹ bảo tồn và bảo vệ động vật, cứu trợ thiên tai. Năm 2006, ông tuyên bố tặng một nửa tài sản của mình cho từ thiện khi chết. Thành Long là Đại sứ thiện chí UNICEF từ năm 2004. Năm 2015, ông là đại sứ chống ma túy đầu tiên của Singapore.
Thành Long: Từ Hồng Kông đến Hollywood và bi kịch gia đình - ảnh 8
Thành Long là một trong những ông chủ lớn và diễn viên có thù lao cao nhất ngành điện ảnh thế giới - Ảnh: Reuters

Hồi tháng 8 năm nay, Thành Long có tên trong danh sách những nam diễn viên có thù lao cao nhất thế giới của Forbes. Ông đứng thứ 2 với thu nhập 61 triệu USD, chỉ sau ngôi sao Fast and Furious Dwayne Johnson.
Thành Long không đơn thuần là một ngôi sao màn bạc mà còn là ông chủ lớn. Năm 1986, ông thành lập công ty sản xuất Golden Way. Ông cũng xây dựng công ty người mẫu, diễn viên Jackie's Angels để tìm kiếm tài năng cho các bộ phim của mình.

Ngoài ra, sau khi nhiều diễn viên đóng thế bị thương khi quay Police Story và bản thân Thành Long đã từng gãy tất cả xương trong cơ thể, mỗi thứ ít nhất một lần khi thực hiện các pha nguy hiểm, nam diễn viên lập ra Hiệp hội diễn viên đóng thế Jackie Chan (Jackie Chan Stuntmen Association) thông qua đó đào tạo, cung cấp bảo hiểm y tế cho các thành viên.

Năm 1982, Thành Long đã kết hôn cùng nữ diễn viên Đài Loan Lâm Phụng Kiều (Joan Lin). Họ có một con trai là diễn viên và ca sĩ Tổ Danh (Jaycee Chan). Thành Long cũng được cho là có một con gái riêng tên Ngô Trác Lâm với cựu hoa hậu châu Á Ngô Ỷ Lợi.

Điều khiến ông luôn chau mày chính là cậu con trai chính danh ăn chơi trác táng, nghiện ngập và bị bắt vào năm 2014. Thành Long từng phải đứng ra xin lỗi và nhận sai về phần mình trước hành vi của con: “Tôi là người cha không biết dạy con”.

Trong khi đó, cô con gái bị bỏ rơi từ nhỏ luôn hận Thành Long. Ngô Trác Lâm tuyên bố: “Thành Long chỉ là bố trên mặt huyết thống, còn trong quá trình trưởng thành của tôi, ông ấy không xứng đáng được gọi một tiếng cha”.

https://www.youtube.com/watch?v=fBnpIQdhqTQ