Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

"Đại Binh Tiểu Tướng" Thành Long: Từ Hồng Kông đến Hollywood và bi kịch gia đình

 Gắn bó với điện ảnh 56 năm, tham gia hơn 200 phim võ thuật tính đến thời điểm hiện tại, Thành Long được đánh giá là “người tiên phong thực thụ và là huyền thoại trong ngành”.

Chuyên gia võ thuật, diễn viên Thành Long sẽ nhận giải Oscar thành tựu trọn đời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ tại một bữa tiệc ở Los Angeles tổ chức vào tháng 11 năm nay.

Ngôi sao 62 tuổi cùng với nhà làm phim tài liệu Frederick Wiseman, biên tập nguời Anh Anne V. Coates và đạo diễn casting Lynn Stalmaster mỗi người sẽ được trao tặng một tượng vàng Oscar danh dự cho những đóng góp vào nền điện ảnh thế giới sau những người tiền nhiệm như Lauren Bacall, Francis Ford Coppola, Oprah Winfrey, Angelina Jolie và Spike Lee.

Giám đốc Viện Hàn lâm Cheryl Boone Isaacs trong một tuyên bố đã vinh danh ba ngôi sao là “người tiên phong thực thụ và là huyền thoại trong ngành”. Trước khi đến với giải cao quý này, Thành Long đã có quãng thời gian lao động bền bỉ nhiều năm liền.

 


Nhân duyên với Lý Tiểu Long thành bước ngoặt cuộc đời

Thành Long sinh ngày 7.4.1954 tại Hồng Kông. Khi cha mẹ chuyển đến Úc vì công việc, ông ở lại theo học ở Học viện hí kịch (Chinese Opera Research Institute). Suốt thời gian 10 năm, Thành Long tiếp nhận các kiến thức võ thuật, phim ảnh, nhào lộn, ca hát trong môi trường nghiêm khắc.

Big and Little Wong Tin Bar (Đại tiểu Hoàng Thiên Bá) năm 1962 được nhiều người coi là tác phẩm 'debut' của Thành Long. Sau đó, ông tiếp tục tham gia một số phim âm nhạc.

Tốt nghiệp năm 1971, Thành Long làm người nhào lộn trên dây và diễn viên đóng thế. Phim nổi nhất Thành Long tham gia phải kể đến Fist of Fury (Tinh võ môn) năm 1972, có sự góp mặt của siêu sao Lý Tiểu Long. Nhờ Tinh võ môn doanh thu cao nhất mùa thu trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc này, Thành Long giành được sự chú ý và tôn trọng của Lý Tiểu Long.

Sau cái chết bi thảm bất ngờ của Lý Tiểu Long năm 1973, Thành Long được coi như người có khả năng kế nhiệm ngôi vị vua điện ảnh Hồng Kông. Ông bắt đầu đóng vai chính trong nhiều phim võ thuật với đạo diễn Lo Wei, người từng làm việc với Tiểu Long. Nhưng hầu hết các tác phẩm này đều không thành công và sự hợp tác giữa hai bên kết thúc vào cuối những năm 1970.

Thời điểm đó, Thành Long quyết định thoát ra khỏi cái bóng và khuôn mẫu của Tiểu Long để tạo ra hình ảnh của riêng mình. Thành Long phát triển phong cách võ thuật riêng, nhấn mạnh vào khả năng tự thực hiện các pha hành động nguy hiểm, và khiếu hài hước gợi nhớ đến một trong những thần tượng của ông - Buster Keaton. Đây trở thành công thức đem lại thành công cho Thành Long.

Lập đế chế phim kungfu hài: thắng lớn ở Hồng Kông, thảm bại ở Hollywood

Một năm sau khi phát hành phim có tiếng vang đầu tiên, Snake in the Eagle’s Shadow (Xà hình điêu thủ) 1978, Thành Long tấn công và ngày một khẳng định vị thế ngôi sao phim ảnh Hồng Kông với cơn bão hài kungfu kinh điển như Drunken Master (1978), The Fearless Hyena (1979), Half a Loaf of Kung Fu (1980) và The Young Master (1980). The Young Master cũng là tác phẩm đánh dấu lần đầu tiên hợp tác của Thành Long với Golden Harvest, công ty sản xuất cũ của Tiểu Long và là hãng phim hàng đầu Hồng Kông.

Chẳng bao lâu sau, Thành Long vươn lên thành nam diễn viên được trả thù lao cao nhất Hồng Kông và ngôi sao có tiếng toàn châu Á. Ông tham gia các vai trò khác nhau trong phim tham gia từ sản xuất, đạo diễn cho đến hát nhạc nền phim.

Đầu những năm 1980, Thành Long thử vận may ở Hollywood với rất ít thành công. Ông đóng vai chính trong The Big Brawl (1980), một ‘bom xịt’, có vai phụ nhỏ khác đối đầu Burt Reynolds trong phim hài The Cannonball Run (1982) và phần tiếp theo của nó năm 1984.

Quyết định trở lại Hồng Kông, danh tiếng Thành Long càng nổi như cồn. Loạt dự án hài hành động đều ấn tượng: Project A (1983), Police Story (1985), Armor of God (1986), Mr. Canton and Lady Rose (1989). Những năm đầu 1990, Thành Long tiếp tục làm Crime Story (1993) và phần tiếp theo của Police Story - đem lại giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Kim Mã cho ông, Drunken Master - một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại do Time bình chọn.


Tỏa sáng trên Đại lộ danh vọng Hollywood

Năm 1995, Thành Long thành nhân vật chính trong truyện tranh Jackie Chan's Spartan X, phát hành ở châu Á và Mỹ. Cùng năm, Quentin Tarantino giới thiệu Thành Long nhận giải Thành tựu trọn đời tại MTV Movie Awards. Quentin Tarantino còn đe dọa sẽ tẩy chay buổi lễ trao giải nếu Thành Long không được nhận giải này. Từ đây hồ sơ phim ảnh ở Mỹ tăng nhanh chóng khiến ông được chú ý.

Năm 1996, New Line Cinema và Golden Harvest cùng phát hành Rumble in the Bronx, phim tiếng Anh thứ năm và ‘hit’ đầu tiên ở thị trường Mỹ của Thành Long. Phim đạt doanh thu 10 triệu USD trong tuần đầu công chiếu, đứng thứ nhất ở các phòng vé và thúc đẩy màn ra mắt hai bộ phim trước đó của Thành Long là Crime Story, Drunken Master 2 tại Mỹ.

Sau hai dự án không thành công Jackie Chan's First Strike (1997) và Mr. Nice Guy (1998), Thành Long lại đi lên với Rush Hour (1998). Năm 2000, Thành Long tham gia Shanghai Noon cùng Owen Wilson và Lucy Liu ( Lưu Ngọc Linh).

Mùa hè sau đó, Thành Long tái hợp với Tucker trong Rush Hour 2, giúp ngôi sao hành động kiếm được 15 triệu USD thù lao và tỉ lệ phần trăm doanh thu phòng vé kỷ lục. Năm 2002, Thành Long đóng cặp với Jennifer Love Hewitt trong The Tuxedo. Cùng năm, ông nhận sao trên Đại lộ danh vọng Hollywood và được vinh danh với giải Kim ngưu.
Thành Long lao động không mệt mỏi, cho ra Shanghai Knights (2003), The Medallion (2003), A round the World in 80 Days (2004). Thành Long đồng sáng lập JCE Movies Limited năm 2004, thông qua đó, sản xuất New Police Story (2004), The Myth (2005) và Rob-B-Hood (2006).

Năm 2007, Thành Long quay lại vai diễn quen thuộc trong Rush Hour 3. Năm 2008, ông nhận lồng tiếng Master Monkey trong Kung Fu Panda, đóng chung với Lý Liên Kiệt trong The Forbidden Kingdom.

Thành Long vẫn chinh chiến ở thị trường Mỹ với The Spy Next Door (2010), The Karate Kid (2010) trong khi tiếp tục là trụ cột của điện ảnh Trung Quốc: tham gia Shinjuku Incident (2009), viết kịch bản, diễn phim hài hành động Little Big Soldier (Đại Binh Tiểu Tướng), đồng đạo diễn và diễn viên chính trong bộ phim truyền hình lịch sử 1911.
Những năm gần đây, ông sáng tạo trong CZ12 (2012), Police Story (2013), Dragon Blade (2015), Skiptrace và Railroad Tigers (2016).

 


Bi kịch chuyện con cái

Ngoài nghiệp diễn, Thành Long còn là một nhà từ thiện cho quỹ bảo tồn và bảo vệ động vật, cứu trợ thiên tai. Năm 2006, ông tuyên bố tặng một nửa tài sản của mình cho từ thiện khi chết. Thành Long là Đại sứ thiện chí UNICEF từ năm 2004. Năm 2015, ông là đại sứ chống ma túy đầu tiên của Singapore.
Thành Long: Từ Hồng Kông đến Hollywood và bi kịch gia đình - ảnh 8
Thành Long là một trong những ông chủ lớn và diễn viên có thù lao cao nhất ngành điện ảnh thế giới - Ảnh: Reuters

Hồi tháng 8 năm nay, Thành Long có tên trong danh sách những nam diễn viên có thù lao cao nhất thế giới của Forbes. Ông đứng thứ 2 với thu nhập 61 triệu USD, chỉ sau ngôi sao Fast and Furious Dwayne Johnson.
Thành Long không đơn thuần là một ngôi sao màn bạc mà còn là ông chủ lớn. Năm 1986, ông thành lập công ty sản xuất Golden Way. Ông cũng xây dựng công ty người mẫu, diễn viên Jackie's Angels để tìm kiếm tài năng cho các bộ phim của mình.

Ngoài ra, sau khi nhiều diễn viên đóng thế bị thương khi quay Police Story và bản thân Thành Long đã từng gãy tất cả xương trong cơ thể, mỗi thứ ít nhất một lần khi thực hiện các pha nguy hiểm, nam diễn viên lập ra Hiệp hội diễn viên đóng thế Jackie Chan (Jackie Chan Stuntmen Association) thông qua đó đào tạo, cung cấp bảo hiểm y tế cho các thành viên.

Năm 1982, Thành Long đã kết hôn cùng nữ diễn viên Đài Loan Lâm Phụng Kiều (Joan Lin). Họ có một con trai là diễn viên và ca sĩ Tổ Danh (Jaycee Chan). Thành Long cũng được cho là có một con gái riêng tên Ngô Trác Lâm với cựu hoa hậu châu Á Ngô Ỷ Lợi.

Điều khiến ông luôn chau mày chính là cậu con trai chính danh ăn chơi trác táng, nghiện ngập và bị bắt vào năm 2014. Thành Long từng phải đứng ra xin lỗi và nhận sai về phần mình trước hành vi của con: “Tôi là người cha không biết dạy con”.

Trong khi đó, cô con gái bị bỏ rơi từ nhỏ luôn hận Thành Long. Ngô Trác Lâm tuyên bố: “Thành Long chỉ là bố trên mặt huyết thống, còn trong quá trình trưởng thành của tôi, ông ấy không xứng đáng được gọi một tiếng cha”.

https://www.youtube.com/watch?v=fBnpIQdhqTQ

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Lý Liên Kiệt được ‘Tháo Xích’ khi ra thị trường phim Hollywood

 

Trong bộ phim Tháo Xích (Unleashed), Lý Liên Kiệt đã cho người xem nhận được sự đáng sợ của mình khi đánh nhau trong tình trạng ‘vô thức’.

Là một trong những bộ phim ấn tượng nhất của ngôi sao võ thuật Hồng Kông Lý Liên Kiệt tại Hollywood, thay vì đóng vai anh hùng như nhiều bộ phim khác mà anh tham gia thì ở Tháo Xích chúng ta thấy một Lý Liên Kiệt có gì đó hơi "điên" khi vào vai một anh chàng bị đào tạo thành nô lệ, một cỗ máy chỉ biết đánh đấm theo lệnh. Một bộ phim đặc biệt với sự kết hợp hoàn hảo giữa nam diễn viên họ Lý cùng diễn viên gạo cội nổi tiếng thế giới Morgan Freeman vốn được nhiều người biết tới qua những vai diễn kinh điển, trong đó phải kể đến bộ phim được đánh giá là hay nhất của mọi thời đại

Trong Phim , Lý Liên Kiệt vào vai Danny, một anh chàng bị mồ côi từ bé, được một kẻ cho vay nặng lãi tên Bart nuôi nấng. Nhưng tên này coi Danny như một nô lệ, nhốt trong cũi sắt và không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí hắn còn huấn luyện Danny trở thành một dạng chó săn trong hình dáng con người: khi chiếc vòng cổ được tháo ra, Danny sẽ trở thành một kẻ hung dữ, đánh đấm không ghê tay. Còn khi đeo vòng cổ vào thì Danny trở lại là một chú cún ngoan ngoãn.

Bart sử dụng Danny như một công cụ để xử lý những món nợ khó đòi. Chính vì được nuôi và huấn luyện như vậy nên dù đã trưởng thành như trí tuệ của Danny vẫn chỉ như một đứa trẻ. Danny vẫn nghe lời Bartcho tới khi anh gặp một ông gia mù do Morgan Freeman thủ vai , một người thợ sửa đàn piano, rồi cuộc đời của Danny sẽ đi về đâu, chúng ta cùng theo dõi.

Không còn những màn đánh đấm đẹp mắt và nghệ thuật như nhiều bộ phim khác của Lý Liên Kiệt, trong Tháo Xích chúng ta được chiêm ngưỡng một Lý Liên Kiệt đậm chất Hollywood với phong cách đánh nhau rất thật, trong đó vẫn có ít nhiều sự kết hợp giữa cái đẹp và sức mạnh mang tới những pha hành động mãn nhãn nhất, đặc biệt là nội dung phim rất lôi cuốn và hấp dẫn.

https://www.youtube.com/watch?v=vjlEKmqytHA

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Mạng Đổi Mạng: "Người bảo vệ" Tony Jaa trở lại để đánh bại Lý Liên Kiệt

 

Từng gây ấn tượng với khán giả qua 2 tác phẩm điện ảnh “Người bảo vệ 1”, “Người bảo vệ 2”, Tony Jaa là cái tên không thể không nhắc đến của làng võ thuật Thái Lan với sự nghiệp lẫy lừng không hề kém cạnh các ngôi sao Thành Long, Lý Liên Kiệt,…

Trở lại với một “bom tấn” khác có tên “Mạng đổi mạng” (Skin trade), Tony Jaa lại khiến khán giả thêm một lần nữa choáng ngợp với những pha hành động vô cùng mãn nhãn kết hợp với các diễn viên đình đám Dolph Lundgren, Michael Jai White, Ron Perlman.

2 cảnh sát – 1 nhiệm vụ. Vai diễn của Tony Jaa trong “Mạng đổi mạng” là Tony Vitayakun – một cảnh sát Thái Lan có nhiệm vụ kết hợp với Nick (ngôi sao của “Biệt đội đánh thuê” – Dolp Lundgren thủ vai) – một cảnh sát New York – theo chân tên trùm buôn người Viktor Dragovic đến Bangkok nhằm triệt phá đường dây buôn người xuyên biên giới của hắn.

Giữa Nick và Viktor là mối thù không đội trời chung khi Nick trong một lần phá án đã bắn chết con trai út của Viktor, khiến hắn căm phẫn nổ bom giết chết vợ và con gái của Nick, khiến Nick bị trọng thương.

Mạng đổi mạng” khiến người xem thu hút bởi kịch bản hấp dẫn, những pha hành động đã mắt và một cái kết đầy bất ngờ, khiến khán giả tò mò và trông đợi vào phần tiếp theo có thể có trong thời gian tới.

Phim "Mạng Đổi Mạng" khiến người xem ám ảnh còn bởi nội dung đề cập tới nạn buôn người. 20 - 30 triệu người đã bị mua bán hằng năm trên thế giới; 98% nạn nhân mua bán nô lệ tình dục là phụ nữ và trẻ em – những con số giật mình và đau đớn.

https://www.youtube.com/watch?v=kIr3_FODkDE