Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Những bộ phim về dịch bệnh virus gây sốt giữa 'tâm bão' COVID 19



Có rất nhiều bộ phim về dịch bệnh gây ra cái chết của hàng triệu người, nền kinh tế đi xuống không phanh, khiến người xem liên tưởng đến đại dịch COVID 19 đang diễn ra. Sau đây là top 5 bộ phim hay 2020 thuyet minh về dịch bệnh tựa như COVID 19:

Contagion (2011)



 Sự kiện mở đầu cho chuỗi biến cố trong Contagion là Beth Emhoff - một nữ doanh nhân trở về Mỹ sau chuyến công tác tại Hong Kong - đột ngột qua đời vì một căn bệnh kỳ lạ. Chỉ vài ngày sau, dịch bệnh này bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, khiến 26 triệu người tử vong. Mặc dù là một bộ phim giả tưởng nhưng cốt truyện Contagion được xây dựng dựa trên rất nhiều sự kiện có thật.

 MEV-1 - loại virus trong phim - chứa nhiều đặc điểm giống với virus SARS hay cúm gà từng hoành hành trước đây: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc cơ thể và gây chết người nhanh chóng. Tác phẩm được đánh giá cao vì miêu tả một cách chân thực nỗi sợ hãi và hoảng loạn của toàn nhân loại như những gì từng xảy ra khi dịch SARS hay cúm gà bùng phát.

 Kịch bản Contagion được xây dựng dựa trên nhiều sự kiện có thật xảy ra trong những đợt dịch bệnh lớn bùng phát nhiều năm về trước. Contagion chạm đến nhiều vấn đề nóng hổi, bao gồm các nhân tố gây ra sự hỗn loạn và sụp đổ trong xã hội, quy trình khoa học giúp nhận diện, mô tả mầm bệnh mới, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi đứng trước mối đe dọa hiện hữu, hạn chế và hậu quả trong những kế hoạch đối phó với dịch bệnh sai lầm… Learn more Bộ phim là ví dụ điển hình cho thấy tâm lý đám đông và những hành vi tập thể có thể dẫn đến hiềm khích và sự mất trật tự trong xã hội, đặc biệt là tại thời điểm dịch bệnh bùng phát. Sự bối rối, bất lực liên quan đến việc kiểm soát thông tin, cùng với sự xuất hiện của các kênh truyền thông như blog có thể là cơ hội cho kẻ xấu lan truyền những tin tức xuyên tạc, sai lệch, gây hoang mang dư luận.
  

Chuyến tàu sinh tử - Train to Busan (2016)


 Bộ phim tập trung vào chuyến hành trình của nhóm hành khách trên chuyến tàu tử thần, khi họ phải tìm cách sinh tồn trước những thây ma chỉ biết cắn giết, lây lan bệnh dịch.

 Câu chuyện trong Train to Busan rất đơn giản và quen thuộc, dựa trên mô-típ kinh điển của dòng zombie: tập trung vào một nhóm người bị cô lập, phải tìm mọi cách để sinh tồn khi đại dịch zombie ập đến. Bối cảnh phim chủ yếu diễn ra trên con tàu đang lăn bánh, với những hành khách và tiếp viên bị kẹt cứng bên trong cùng đám thây ma di động.

 Mỗi sự kiện, mỗi hành động của các nhân vật trong phim đều diễn ra tự nhiên, hợp lý, chứ không vội vàng, lê thê hay dài dòng. Hầu như không có chi tiết thừa nào xuất hiện trong phim và toàn bộ kịch bản được tính toán rất cẩn thận.

 Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của Train to Busan nếu đem so sánh bộ phim với các tác phẩm cùng dòng trên thế giới. Từ kịch bản chắc chắn, đạo diễn Yeon Sang-ho tiếp tục tạo ra tiết tấu đồng đều, hấp dẫn và kịch tính liên tục cho đến phút chót.

Ký sinh trùng - Parasite 2019


 Bộ phim là câu chuyện về 2 tầng lớp xã hội hoàn toàn tách biệt với nhau - giới nhà giàu hay còn gọi thượng lưu và giới nhà nghèo hay còn gọi là hạ lưu. Trong khi một bên có thể tận hưởng tất cả mọi thứ tốt nhất trên đời, kẻ hầu người hạ thì tầng lớp còn lại là những kẻ phải sống trong hoàn cảnh túng thiếu, không việc làm, không đồ ăn và phải tìm mọi cách để tồn tại thậm chí là lừa dối người khác. Liệu tới bao giờ các nhà làm phim sẽ có một bộ phim xuất sắc hơn cả ký sinh trùng

 Kịch bản phim được xây dựng rất tốt, theo đúng trình tự phát triển từ gợi mở, đi vào câu chuyện chính thức, đến cao trào và kết thúc. Người xem sẽ nhanh chóng bị cuốn vào câu chuyện của hai gia đình, cách mà những người nhà giàu tin tưởng vào lời giới thiệu của "người quen" và cách "người quen" lợi dụng lòng tốt của người giàu để từng bước lên kế hoạch đổi đời. Đạo diễn chậm rãi đưa khán giả vào một câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đầy bất ngờ với những cú twist đầy ấn tượng với những khoảnh khắc căng thẳng đến không dám thở hay sợ hãi đến dựng cả tóc gáy.

 Đầu phim khán giả sẽ có được những tiếng cười đầy hài hước và vui vẻ đến từ các thành viên của gia đình nhà nghèo. Bằng sự thông minh và mưu trí của mình họ lần lượt lên kế hoạch tạo công ăn việc làm cho mỗi người trong gia đình, thoát khỏi cảnh thất nghiệp. Những tình huống éo le họ gặp phải trong suốt quá trình đó khiến người xem phá lên cười cực kỳ sảng khoái. Tuy nhiên trí tuệ không được sử dụng đúng lúc đúng chỗ, nên đã phát sinh những tình huống mà chúng ta vẫn thường hay nói “đi đêm lắm có ngày gặp ma”.

 Càng về sau nhịp phim càng trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn, khiến khán giả không dám rời mắt khỏi màn hình vì sợ bỏ lỡ tình tiết quan trọng nhất trong phim. Những tình huống "lật kèo" đầy ma mãnh mà không hề có một dấu hiệu báo trước, yếu tố hài mất dần thay vào đó là một chút hơi hướng của thể loại kinh dị kết hợp hành động mang đến cảm giác hồi hộp, lo lắng, hoảng sợ và đầy ám ảnh.

 Cái kết cuối cùng đưa khán giả quay lại cái vòng luẩn quẩn, chỉ khác là "Ký Sinh Trùng" lại thuộc về một người khác. Đạo diễn phim cho thấy một thông điệp rõ ràng: nếu bản thân không tự mình nỗ lực thì cuộc sống sẽ không thể nào tốt đẹp hơn vì vận may không thể mãi đi theo.


Đại dịch – Infected (2013)


 Phim kể về loài virus apocalypse đã bắt đầu lan rộng khắp thế giới chỉ trong vài ngày. Các cuộc phong tỏa của quân đội đang cố gắng ngăn chặn sự bùng nổ của đại dịch này. Cảnh báo về đại dịch được các trung tâm y tế đưa lên mức cảnh báo cao nhất, nhưng khi sự ngăn chặn thất bại đẩy con người vào tình thế phải vật lộn để sống sót.

 Phim dài 116 phút, do Andrew Gilbert làm đạo diễn, quy tụ dàn diễn viên không thể xuất sắc hơn, như: Luke Hobson, Nicky Paul Barton, Roger Fowler... 

Đại dịch sống còn - Hostile 2017


 Đại Dịch Sống Còn (Hostile) một lần nữa khai thác chủ đề hậu tận thế, nơi mà con người gần như đã biến mất sau một đại dịch do chính họ tạo ra. Dù trailer mang dáng dấp của một phim kinh dị, nhưng thực sự thì phim này lại có yếu tố tình cảm chiếm phần lớn thời lượng.

 Juliette là một trong số ít người còn sống sót và lành lặn sau một đại dịch khủng khiếp đã quét sạch gần như tất cả các thành phố có con người sinh sống. Trong một chuyến đi kiếm nhu yếu phẩm, Juliette bị lạc tay lái, khiến chiếc xe lộn mấy vòng và bị lật. Tỉnh dậy, cô thấy trời đã tối mịt, chiếc xe bị lật úp, còn chân của mình thì bị gãy lòi xương ra ngoài. Trong đêm, những sinh vật lạ lùng và đáng sợ lại xuất hiện, luôn rình mò xung quanh Juliette để ăn thịt cô.

 Đề tài mà bộ phim Đại Dịch Sống Còn khai thác không hề mới, nó đã được khá nhiều phim điện ảnh cũng như phim truyền hình dài tập sử dụng làm nội dung chính, đơn cử như loạt phim đình đám The Walking Dead cũng đem chủ đề hậu tận thế ra để làm phim. Có lẽ nhà sản xuất biết được khán giả đã gần như chán đề tài cũ mèm này cho nên họ đã đưa vào trong phim một câu chuyện tình cảm đơn giản, câu chuyện đó đủ tốt để khán giả cảm thấy buồn khi xem tới đoạn kết.

 Đại Dịch Sống Còn đó là cách họ kể chuyện đôi khi gây rối và làm khán giả khó hiểu khi 2 mốc thời gian khác nhau diễn ra đan xen nhau trong cùng một bộ phim. Mặc dù đã có sự phân tách khá rõ về bối cảnh (hậu tận thế và thời kỳ trước đó) nhưng vẫn thiếu đi sợi dây liên kết ở khoảng nửa đầu của phim, làm cho người xem phân vân không hiểu chuyện gì đang diễn ra, 2 câu chuyện ấy có liên quan gì với nhau hay không. Rất may ở ở nửa cuối, nếu tinh ý thì bạn sẽ dần nhận ra sự liên kết của 2 mốc thời gian ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét