Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

Tân Tuyệt Đại Song Kiêu liệu có bì lại được bản nguyên tác của Lưu Đức Hoa

 Hơn một năm kể từ ngày đóng máy, dân mạng đứng ngồi không yên cuối cùng Tuyệt Đại Song Kiêu cũng chính thức lên sóng.

Ngay từ khi có thông tin remake, Tân Tuyệt Đại Song Kiêu đã nhận được không ít sự quan tâm của dân mạng, đặc biệt là những người yêu thích các tác phẩm của Cổ Long. Đóng máy từ giữa năm 2018 nhưng mãi đến ngày 16/1 năm nay Tân Tuyệt Đại Song Kiêu mới chính thức trình làng khán giả. Với sự tham gia diễn chính của hai nam thần thế hệ mới là Hồ Nhất Thiên và Trần Triết Viễn, bộ phim chắc chắn sẽ là đề tài được bàn tán nhiều trong thời gian tới.

1. Nội dung "phổ thông" nhưng được khen sát nguyên tác nhất

Tân Tuyệt Đại Song Kiêu được chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp cùng tên của nhà văn Cổ Long. Phim kể về hai anh em sinh đôi Hoa Vô Khuyết (Hồ Nhất Thiên) và Tiểu Ngư Nhi (Trần Triết Viễn) vì mối hận bị phụ tình của cung chủ Di Hoa Cung mà cha mẹ bị sát hại, hai anh em mỗi người một nơi dẫn đến bi kịch huynh đệ tương tàn. Hoa Vô Khuyết bị kẻ thù giết cha mẹ nuôi dưỡng trong khi đó Tiểu Ngư Nhi lớn lên trong Ác Nhân Cốc, vì hiểu lầm mà hai người vừa gặp đã thành thù. Sau cùng Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết cũng nhận ra âm mưu và quỷ kế của Cung chủ, cùng nhau dập tắt những ân oán giang hồ và thách thức.

Thể loại kiếm hiệp vốn đã qua quen thuộc với những người yêu phim Hoa ngữ, đặc biệt những bộ tiểu thuyết nổi tiếng khi có thông tin chuyển thể lại càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Tân Tuyệt Đại Song Kiêu do Hồ Nhất Thiên và Trần Triết Viễn đóng chính vốn không phải bản chuyển thể đầu tiên từ tiểu thuyết gốc cùng tên này. Trước đó tiểu thuyết của nhà văn Cổ Long đã có bản chuyển thể Tuyệt Đại Song Kiêu vô cùng thành công của Tô Hữu Bằng – Lâm Chí Dĩnh và Tiểu Ngư Nhi Hoa Vô Khuyết của Tạ Đình Phong – Trương Vệ Kiện.

Dù là bản chuyển thể thứ 3 nhưng Tân Tuyệt Đại Song Kiêu lại nhận được nhiều lời khen bởi bám sát với nguyên tác nhất, đất diễn của Tiểu Ngư Nhi cũng nhiều hơn Hoa Vô Khuyết bởi trong nguyên tác chủ yếu là tập trung khắc họa nhân vật Tiểu Ngư Nhi. Xét lại thì ấn tượng để lại nhiều nhất cho người xem là Trương Mẫn của bản cũ năm 1992

2. Mạch phim không lê thê, vừa đủ lôi cuốn người xem

Đề tài không mới mẻ cũng chẳng phải phiên bản chuyên thể đầu tiên nhưng Tân Tuyệt Đại Song Kiêu lại nhận được sự chú ý của netizen Đại Lục, ngay trong ngày đầu lên sóng phim đã nằm trong top tìm kiếm nóng weibo.

Ngay từ những tập đầu đã thấy bối cảnh phim, mối quan hệ của các nhân vật khá rộng, nhưng mạch phim lại không bị lê thê tránh làm khán giả cảm thấy buồn ngủ. Cụ thể, Tân Tuyệt Đại Song Kiêu kể về hai anh em sinh đôi, lúc mở đầu hai đứa trẻ mới được sinh ra nhưng chỉ vỏn vẹn 2 tập đạo diễn vẫn khắc họa khá đầy đủ tuổi thơ nhân vật chính. Một phần nữa, những cảnh phim được chuyển khá mượt, từ khi Tiểu Ngư Nhi vẫn còn được bế trên tay đến tuổi "tiểu học" và từ "tiểu học" đến khi thành niên chuyển cảnh rất tự nhiên làm người xem không thấy bị gượng

3. Hồ Nhất Thiên "đơ vẫn hoàn đơ", Trần Triết Viễn bất ngờ được khen

Hồ Nhất Thiên trở nên nổi đình nổi đám sau thành công của Gửi Thời Thanh Xuân Ngây Thơ Tươi Đẹp và sau đó liên tục góp mặt trong nhiều tác phẩm như: Cá Mực Hầm Mật, Thanh Xuân Tu Vi Tảo… Tuy có ngoại hình đẹp cùng chiều cao ấn tượng nhưng diễn xuất của Hồ Nhất Thiên khá đơ bị đánh giá là một màu. Trong Tân Tuyệt Đại Song Kiêu, nhân vật Hoa Vô Khuyết được miêu tả là một người lạnh lùng cao ngạo, lại toát lên vẻ tiên khí nhưng Hồ Nhất Thiên lại sở hữu vẻ ngoài hiện đại không hợp với tạo hình cổ trang, biểu cảm "đơ toàn tập" của nam diễn viên chưa đủ để khắc họa được nội tâm nhân vật Hoa Vô Khuyết.

Trần Triết Viễn xuất thân là ca sĩ lại không qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp, bên cạnh đó Tiểu Ngư Nhi là vai diễn nặng kí đầu tay của anh chàng nên nhiều người tỏ ra lo lắng liệu Trần Triết Viễn có đảm nhận nổi nhân vật này không? Thế nhưng khá bất ngờ, đá chéo sang diễn xuất nhưng Trần Triết Viễn thể hiện tương đối tốt một Tiểu Ngư Nhi thông minh lanh lợi, bên ngoài tỏ ra xấu xa nhưng nội tâm ấm áp. Mặc dù khả năng diễn xuất còn non so với các tiền bối từng đảm nhận vai này như Lâm Chí Dĩnh và Trương Vệ Kiện nhưng nhìn chung Trần Triết Viễn đã thể hiện khá tốt.

4. Kĩ xảo "ngon ơ", skill đánh đấm được đầu tư

Tân Tuyệt Đại Song Kiêu hút mắt người xem bởi kĩ xảo chất lượng, màu sắc không màu mè quá lố như phim tiên hiệp. Những phân cảnh cần đến kĩ xảo đem đến cảm giác chân thực cho khán giả. Là phim thuộc thể loại kiếm hiệp nên những màn võ thuật trong phim cũng được đầu tư công phu, đánh đấm ra trò thể hiện được chất của những người "hành tẩu giang hồ".

Tuy nhiên phần hồn của bản remake này vẫn chưa thể hiện rõ bằng cặp bài trùng Lưu Đức Hoa và Lâm Thanh Hà ở bản cũ được.

https://www.youtube.com/watch?v=Ah9wNvJbFvo

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Em trai của cố tài tử Paul Walker tham gia phim ‘Chiến hạm Indianapolis’

 Bộ phim mang đề tài chiến tranh “Chiến hạm Indianapolis: Thử thách sinh tồn” quá tham chi tiết. Hậu quả là tác phẩm trở nên dài dòng hơn mức cần thiết.

Thế chiến thứ II là cuộc chiến tàn khốc bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Do đó, nó trở thành một trong những đề tài được các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh, liên tục khai thác suốt nhiều năm qua.

Với USS Indianapolis: Men of Courage (tựa Việt: Chiến hạm Indianapolis: Thử thách sinh tồn), đội ngũ làm phim muốn tri ân 800 người lính hải quân nước Mỹ đã hy sinh tại vùng biển Philippines vào năm 1945, quãng thời gian mà Thế chiến thứ II sắp sửa khép lại.

USS Indianapolis (CA-35) là chiến hạm đóng vai trò tiên phong trong nhiệm vụ vận chuyển các bộ phận của quả bom nguyên tử được nước Mỹ sử dụng để “trả đũa” thành phố Hiroshima, Nhật Bản sau này. Bộ phim lấy trọng tâm là cuộc xung đột giữa chiến hạm với quân phát xít Nhật trên vùng biển Philippines.

Tưởng như là pháo đài bất khả xâm phạm, USS Indianapolis bị nhấn chìm xuống đáy biển bởi ngư lôi, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn cứ thế lênh đênh trên mặt nước, bị bao vây bởi nhiều đàn cá mập. Vị thuyền trưởng quả cảm Charles B. McVay (Nicolas Cage) giờ có nhiệm vụ dẫn dắt đồng đội trở về đất liền.

Mở đầu bộ phim, từng cá nhân quan trọng trong thủy thủ đoàn được giới thiệu với nhiều câu chuyện khác nhau: tình yêu, tình bạn, tình cảm vợ chồng, tình đồng chí, sự khăng khít, mâu thuẫn giữa người với người, cấp trên và cấp dưới…

Mỗi câu chuyện nhỏ là một mảnh ghép, nói lên vai trò của từng thuyền viên trên chiến hạm USS Indianapolis. Tuy nhiên, thời lượng giới thiệu rất lớn và khiến cho mạch phim trở nên rườm rà ngay từ ban đầu.

Một nỗ lực đáng ghi nhận của đạo diễn Mario Van Pebbles là ông cùng với ê-kíp thực hiện bộ phim đã bỏ ra gần 5 năm để tổng hợp tư liệu, phỏng vấn hàng loạt nhân chứng còn sống sót từ biến cố lịch sử. Họ muốn cố gắng tạo ra câu chuyện chân thực nhất có thể trên màn ảnh.

Trên thực tế, thuyền trưởng McVay là một vai diễn khó, đòi hỏi ở người diễn viên cả khả năng diễn xuất lẫn thể lực. Đội ngũ sản xuất giao vai chính cho Nicolas Cage và bằng kinh nghiệm diễn xuất dày dạn, anh đã phần nào truyền tải được những tâm tư của vị thuyền trưởng đáng kính.

Chỉ có điều đáng tiếc rằng câu chuyện cá nhân của McVay lại khá mờ nhạt, và dù là nhân vật chính, đất diễn dành cho Nicolas Cage dường như vẫn là chưa đủ.

Đội ngũ biên kịch của USS Indianapolis: Men of Courage dường như rất tham vọng khi muốn mô tả cả quá trình trước và sau thảm họa. Họ muốn cố gắng tận dụng toàn bộ những tư liệu quý báu mà mình thu thập được trong suốt 5 năm.

Nhưng điều đó vô tình làm chuyện phim trở nên thiếu điểm nhấn, nhiều lúc tỏ ra mông lung và dài dòng quá mức cần thiết. Một trong những trường đoạn được khán giả mong chờ là lúc thủy thủ đoàn phải đối mặt với bầy cá mập hung dữ. Song, nó rốt cuộc lại rất ngắn ngủi và mờ nhạt.

Một điểm trừ nữa của bộ phim nằm ở phần hình ảnh. Phim chọn lối cắt cảnh nhanh, nhưng ống kính lại đặt quá gần khiến người xem dễ cảm thấy rối mắt, không nắm bắt được toàn cảnh.

Bên cạnh Nicolas Cage, phim còn có sự tham gia của Cody Walker - em trai của tài tử bạc mệnh Paul Walker. Trong vai chàng Thượng úy West bảnh mã người New York, nam diễn viên trẻ chưa thể hiện được nhiều điều và cần thêm nhiều dự án nữa mới có thể khẳng định tên tuổi của riêng bản thân.

Nhìn chung, USS Indianapolis: Men of Courage là một tác phẩm còn nhiều lỗ hổng, chủ yếu chỉ làm thỏa mãn những ai tò mò về bi kịch năm xưa của chiến hạm nói riêng, và Thế chiến thứ II nói chung. Phim chưa thể giúp tài tử Nicolas Cage lấy lại được danh tiếng, sau hàng loạt thất bại trong những năm gần đây.

https://www.youtube.com/watch?v=tfWdiBUxYBw

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

"Thánh Gỗ" Lưu Diệc Phi đóng phim Hollywood cùng "Ma Tốc Độ" Nicolas Cage

 Diễn viên Trung Quốc đảm nhận vai nữ chính Tuyệt Mệnh Đào Vong, bên cạnh các tên tuổi lớn như Nicolas Cage, Hayden Christensen...

Bộ phim hành động Hollywood mang tên Outcast (Tuyệt Mệnh Đào Vong) mới đây đã tung trailer đầu tiên, hé lộ câu chuyện mới mẻ, mang các yếu tố giao thoa văn hóa giữa phương Đông và Tây. Những cảnh chiến đấu đẹp mắt, sự xuất hiện của các ngôi sao tên tuổi như Nicolas Cage, Hayden Christensen, Lưu Diệc Phi, cùng bối cảnh triều đình Trung Hoa xưa được thể hiện sống động trong đoạn video dài 2 phút.

Xung đột trong phim Tuyệt Mệnh Đào Vong bắt đầu từ khi vị hoàng tử nhỏ, người kế vị ngôi vương, trở thành mục tiêu của một âm mưu sát hại ngay trong triều đình. Cậu chỉ còn biết hy vọng vào sự bảo vệ của chị mình, công chúa Triệu Liên (Lưu Diệc Phi). Triệu Liên trước đó tình cờ được hai người lính châu Âu là Arken (Hayden Christensen) và Gallain (Nicolas Cage) cứu thoát. Những rắc rối không chỉ bắt nguồn từ mối thù bên trong hoàng tộc mà còn được đẩy lên cao trào khi tình cảm cá nhân của hai chàng lính ngoại quốc nảy sinh với công chúa xinh đẹp.

Với vai trò nữ chính, "Thần tiên tỉ tỉ" Lưu Diệc Phi phải đảm nhận các pha hành động, các cảnh yêu đương mãnh liệt với diễn viên Star Wars, Hayden Christensen. Mới đây, đoàn làm phim cũng tổ chức buổi ra mắt tại Trung Quốc. Lưu Diệc Phi khi trả lời phỏng vấn rất cởi mở về các vai diễn nhưng giấu kín chuyện tình yêu.

Bản thân hai nam diễn viên Hollywood cũng cho biết, vai diễn của họ không chỉ là những cảnh chiến đấu, mà còn phải biểu đạt được tâm lý phức tạp khi vướng vào chuyện tình cảm.

TUYỆT MỆNH ĐÀO VONG bấm máy từ tháng 9 , có bối cảnh ở thế kỷ 12. Phim dự kiến khởi chiếu từ ngày 3/10.

https://www.youtube.com/watch?v=nLBM5d7_IL4

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Avengers phiên bản Putin: “Ảo tung chảo” như phim bom tấn Ấn Độ

 “Đạp” lên mọi sự logic, suy đoán và những siêu anh hùng kiểu mẫu, các Siêu Chiến Binh Nga sẽ khiến bạn phải… cười lăn cười bò vì độ “ảo” chả kém phim Ấn Độ là bao.

Cảnh báo: Bài viết có thể tiết lộ một số nội dung phim.

Guardians (Siêu Chiến Binh) là bộ phim về siêu anh hùng đầu tiên của Nga, mang theo nhiều hy vọng của khán giả khi xem trailer lẫn poster chỉnh chu và đẹp mắt nhưng cũng vì thế mà thất vọng khá nhiều cho đến khi tác phẩm chính thức trình chiếu.

Đầu tiên xét về phần nhìn, 4 siêu chiến binh được tạo hình không tệ từ trang phục, đạo cụ lẫn đầu tư kỹ xảo, tất cả hỗ trợ cho 4 diễn viên trẻ, vô danh thành hữu danh hữu thực. Ít ra nó còn bắt mắt và lôi cuốn người ra rạp tìm xem Guardians hơn là “thảm họa” Fantastic 4 của nhà Fox năm nào. Một điểm cộng lớn cho phần nhìn đến từ trailer và poster.

Điểm cộng thứ hai đó là tư liệu kịch bản dày dặn, có nguồn gốc lịch sử rõ ràng, vẽ ra trong đầu fan của các anh chàng có cơ bắp lẫn siêu năng lực về một series siêu anh hùng mới dài hơi và có nhiều điểm khai thác.

Cụ thể, Guardians lấy bối cảnh hậu thế chiến thứ II khi mà Joseph Stalin đóng vai trò là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết, một tổ chức nghiên cứu quốc phòng tối mật mang tên Patriot được thành lập. Với mục đích tạo ra các siêu cường nhân cho Stalin, 18 phòng thí nghiệm đặt trên nhiều quốc gia thuộc Liên Xô liên tục cạnh tranh với nhau không từ thủ đoạn.

Mãi cho tới khi Beria đề xuất xóa sổ Patriot vì những thiệt hại kinh tế mà nó mang lại thì phòng thí nghiệm ở Matxcova đã thực hiện thành công trong việc tạo ra 4 chiến binh là Khan, Ler, Arsus và Xenia. Họ cũng chính là thành phần chủ lực của đội quân Guardians do Kazachansky lãnh đạo.

Sẽ khá là khó hiểu cùng với hơi “hẫng” một chút nếu bạn chưa kịp liếc qua phần nội dung mà vội xem phim. Cách vào đề của biên kịch Andrey Gavirlov hẳn sẽ làm nhiều khán giả phải “ba chấm” trong vài phút và đặt hàng loạt dấu hỏi như “4 người này là ai, chui ra từ đâu?”, “nguồn gốc sức mạnh của họ?”, “chuyện gì xảy ra khiến họ ở ẩn?”, “họ có thù oán gì với phe phản diện?” v.v

Kiểu vào đề đột ngột để mau chóng tiến đến phần phô diễn sức mạnh biến Guardians trở thành gã “trưởng giả học làm sang”, “lính mới ti toe” nếu so với các tác phẩm siêu anh hùng quen thuộc của Mỹ. Cả 4 chiến binh xuất hiện thì hoành tráng mà chưa đầy 5 phút sau là đã cáng nhau vào “trại giam” của kẻ địch một cách lãng xẹt. Đặc biệt là cảnh anh chàng Arsus có khả năng hóa thành một “super gấu” mà cuối cùng bị bắt chỉ vì không thoát được bẫy lưới ngớ ngẩn mà bất kỳ một con gấu bình thường nào cũng dễ sập bẫy.

Đồng đội Xenia cũng chẳng khá hơn, ngoài khả năng tàng hình, thích nghi với mọi môi trường ra thì chỉ cần một viên đạn là cô nàng chết không kịp ngáp ấy chứ. Nhưng đúng kiểu nguyên tắc phim Ấn Độ là tên có bay, đạn có lạc như nhất định không bao giờ trôi vào diễn viên chính. Siêu Chiến Binh của Nga áp dụng rất “thành công” nguyên tắc này.

Sự logic theo kiểu chỉ-có-ở-phim-hoạt-hình đầy rẫy trong Guardians. Như là Siêu nhân Gấu Arsus với chiếc quần thần kỳ hơn cả khố của gã khổng lồ xanh Hulk, bung rách khi hóa gấu, và lại trở về lành lặn khi hóa người. Hay như Ler – có khả năng điều khiển được đất đá, được sắm cho một chiếc roi điện, chỉ một cú vung đầy tính chất biểu diễn, màu mè, kiểu “Ấn Độ hóa” là giết chết hàng chục người, thế chẳng nhẽ những người ý chỉ đứng im chờ anh ta vung roi sao?

Không khó để nhặt ra hàng trăm shoot hình đẹp trong Guardians bởi kĩ xảo phim làm khá ổn trừ “super gấu”. Chính vì đầu tư vào phần hình ảnh khá nhiều mà các nhà làm phim quên mất kịch bản cần có sự gắn kết, kịch tính, giật gân đúng thời điểm và diễn xuất cần một, hai trụ cột để dẫn dắt cả đoàn phim chứ không phải một dàn diễn viên bán chuyên ngang tầm.

Nếu ngừng so sánh và chỉ nhìn vào thực chất thì với kinh phí làm phim hanh dong vien tuong, kinh phí đầu tư quảng cáo, Guardians đã làm tốt phần hình ảnh, thiếu điều là một kịch bản chắc tay hơn mà thôi.

https://www.youtube.com/watch?v=pj7otQ8YiRo

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

‘Zero Dark Thirty’ tái hiện cuộc truy lùng Bin Laden

 Tác phẩm nói về chiến dịch vây bắt lớn nhất lịch sử thực sự là một bộ phim để đời của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow và minh tinh Jessica Chastain.

Hồi tháng 5/2011, nước Mỹ ăn mừng sau khi trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt sau gần 10 năm kể từ vụ 11/9 còn cả thế giới đều hướng về sự kiện chấn động này. Khi ấy, nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, người đại thắng tại Oscar 2010 với bộ phim The Hurt Locker, đã ấp ủ từ lâu việc thực hiện một tác phẩm nói về chiến dịch truy bắt thủ lĩnh al-Qaeda và sau sự kiện trên, bà đã thay đổi một số chi tiết trong dự án ban đầu của mình - từ cốt truyện giả tưởng trở thành hiện thực. Bà và một số thành viên trong đoàn phim có cơ hội tiếp cận với những thông tin tuyệt mật của chính phủ để kể lại câu chuyện này trên màn bạc, với tên gọi Zero Dark Thirty.

Với kinh phí 40 triệu USD và lời giới thiệu “câu chuyện về cuộc truy tìm người đàn ông nguy hiểm nhất trong lịch sử thế giới”, phim xoay quanh nhân vật chính là Maya (Jessica Chastain), một nữ chuyên gia phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Cô đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch truy kích trùm Al-Qaeda. Maya đã truy tìm dấu vết của Bin Laden trong một thập kỷ từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 khiến cả nước Mỹ chìm trong đau thương. Cô không từ bỏ chi tiết nào, dù là nhỏ nhất và không quản ngại đến những nơi nguy hiểm để tìm cho ra kẻ thù của nước Mỹ…

Hôm 24/2, Zero Dark Thirty chiến thắng Oscar ở hạng mục “Dựng âm thanh xuất sắc” một cách thuyết phục. Nữ đạo diễn Kathryn Bigelow dẫn dắt khán giả bước vào câu chuyện vĩ đại này không phải bằng hình ảnh, mà là âm thanh. Phim mở đầu với những tạp âm sót lại từ vụ 11/9/2001. Tiếng gọi điện thoại, những lời trăn trối cuối cùng, tiếng khóc, tiếng kêu cứu, tiếng động cơ, tiếng đổ nát… khiến người xem như mường tượng lại hình ảnh hai tòa Tháp Đôi New York - niềm tự hào một thời của nước Mỹ - sụp đổ và làm thiệt mạng hơn 3.000 người vô tội.

Trong suốt chiều dài 157 phút, Kathryn Bigelow sử dụng cách kể giả tài liệu, “đánh” trực diện vào những chi tiết quan trọng trong chiến dịch vây bắt Osama Bin Laden của CIA qua điểm nhìn của nhân vật Maya. Một số ít chi tiết là hư cấu trong đó Maya cũng không phải là một nhân vật có thật nhưng phần lớn Zero Dark Thirty đều dựa trên những sự kiện từng xảy ra sau 11/9 như đánh bom khách sạn Marriot ở Pakistan, đánh bom xe buýt ở London (Anh) hay 7 điệp viên CIA thiệt mạng ở trại Chapman…

Ngôn ngữ điện ảnh mà nữ đạo diễn 61 tuổi sử dụng trong Zero Dark Thirty rất gọn gàng, dễ nắm bắt. Phần quay phim, hình ảnh cũng tạo cảm giác dễ chịu hơn The Hurt Locker ngày trước. Kathryn cũng biết cách làm sao để một bộ phim chính trị bớt đi sự khô khan. Zero Dark Thirty thoại khá nhiều và liên tục. Nhưng khi nhịp phim đang có vẻ thẳng và đều đều thì đột ngột, một vụ đánh bom đủ làm người xem phải giật nảy mình và nín thở theo dõi tiếp câu chuyện. Khi phim được đẩy lên trạng thái căng thẳng cao, không khí cũng được giãn ra bởi những câu thoại hài hước kiểu như “Tôi là con mẹ đã tìm ra nơi này” (Maya nói với Giám đốc CIA) hay vụ mua bán xe hơi Lamborghini lúc nửa đêm ở Kuwait.

Tuy nhiên, màu sắc chung của Zero Dark Thirty vẫn là u tối, căng thẳng và có thể đó chính là lý do mà tác phẩm này khó có thể giành Oscar cho “Phim hay nhất”. Viện hàn lâm thường vẫn thích những bộ phim mang màu sắc lạc quan, tươi sáng hơn dù cho câu chuyện có tăm tối đến thế nào đi chăng nữa. Cùng là đề tài chính trị nhưng trong Argo, Ben Affleck thổi vào sự tưng tửng, hài hước. Còn ở Zero Dark Thirty, Kathryn lại thể hiện yếu tố chính trị, tâm lý dữ dội hơn. Bà từng tâm sự: “Tôi ước bộ phim này không phải là một phần của lịch sử. Nhưng câu chuyện này đã và đang là lịch sử”.

Tên phim, Zero Dark Thirty, mang ý nghĩa là “30 phút sau nửa đêm”. Đây là một thuật ngữ quân sự ám chỉ bóng tối của màn đêm, cũng là thời điểm 0 giờ 30 phút khi nhóm hải quân SEAL đặt bước chân đầu tiên vào khu vực biệt lập để vây bắt Osama Bin Laden. Trường đoạn này trong phim thể hiện rất kịch tính, nghẹt thở. Nó cũng cho thấy tài năng của Kathryn Bigelow, dù là phụ nữ nhưng bà làm phim chiến tranh thực sự “ác chiến”. Nhưng điều đó không có nghĩa là bộ phim này hoàn toàn “nam tính”. Zero Dark Thirty vẫn rất “nữ tính”, thể hiện ở việc xây dựng nữ chuyên viên Maya - một nhân vật hư cấu.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Maya được CIA chiêu mộ về và trong hơn 10 năm, cô chỉ tập trung nghiên cứu để tìm ra tung tích Osama Bin Laden. Đằng sau vẻ ngoài tưởng như yếu mềm và non nớt, bên trong Maya lại là một người phụ nữ dữ dội, luôn đấu tranh tới cùng và không bao giờ từ bỏ mục đích của mình. Maya còn cho thấy thấp thoáng đâu đó hình ảnh mạnh mẽ của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow – người làm nên lịch sử điện ảnh khi trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử điện ảnh giành giải Oscar ở hạng mục đạo diễn.

Maya cũng xứng đáng là vai diễn để đời của Jessica Chastain. Sở hữu ngoại hình hoàn hảo cho hình tượng một nữ đặc vụ CIA mạnh mẽ nên dường như cô không phải quá lên gân hay gồng mình khi diễn xuất. Jessica Chastain dẫn dắt người xem qua sự biến chuyển tâm lý của Maya đầy thuyết phục, từ sự cương quyết bảo vệ luận điểm về nơi ẩn náu của Bin Laden cho tới những lúc tưởng như buông xuôi khi mọi việc đi vào bế tắc… Hình ảnh dòng nước mắt lăn dài trên má của nhân vật Maya để lại nhiều dấu ấn và sự xúc động. Một phụ nữ đã hy sinh tuổi thanh xuân vì công việc và khi tất cả qua đi chỉ còn lại sự trống trải. Đây chính là cảnh quay làm nên sự nữ tính, yếu mềm cho Zero Dark Thirty.

Khi xem bộ phim này, có thể có người tin, có người không tin vào câu chuyện truy bắt trùm khủng bố al-Qaeda mà Kathryn Bigelow và các cộng sự của mình đã kể lại. Tuy nhiên, xét trên phương diện một bộ phim thì Zero Dark Thirty là một tác phẩm tuyệt vời, đầy cảm xúc và là dấu ấn cá tính nhất của nữ đạo diễn 61 tuổi lẫn nữ diễn viên Jessica Chastain.

Mặc dù vậy, đây có thể ví von là “phim trí tuệ”, đòi hỏi người xem cũng phải vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết xã hội khi thưởng thức. Với khán giả vốn quen theo dõi những bom tấn giải trí có tiết tấu nhanh, cảnh quay hoành tráng cháy nổ liên tục và chưa kịp nghĩ gì mà mọi thứ đã hiện lên hết trên màn ảnh thì sẽ khó để “cảm” được bộ phim này. Nhưng với những ai quan tâm tới điện ảnh và mong muốn được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao thì Zero Dark Thirty là một bộ phim hoàn toàn xứng đáng, thậm chí khi xem xong sẽ có khá nhiều người nhận định rằng tác phẩm này đáng được nhận Oscar “Phim hay nhất” hơn cả Argo của Ben Affleck.

Zero Dark Thirty (30’ sau nửa đêm) khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 1/3.

Mulan 2009 và Mulan 2020: Hiện Thực Tàn Khốc và Cổ Tích Thần Thoại

 Hoa Mộc Lan dưới góc nhìn Phương Đông Triệu Vy (Hiện Thực Tàn Khốc) - Phương Tây Lưu Diệc Phi (Cổ Tích Thần Thoại).

Mulan 2020 của Disney đã ra mắt, kinh phí 200 triệu đô la, một con số lớn khủng khiếp, nhưng không ra rạp vì nhiều yếu tố, chỉ chiếu online trên các nền tảng số, doanh thu không biết được bao nhiêu nhưng có chút lợi thế vì không phải ăn chia tiền với rạp chiếu. Người xem có bất lợi là màn ảnh nhỏ, chất lượng hình ảnh âm thanh thưởng thức không như ngoài rạp, phí cả bộ phim có rất nhiều cảnh quay đẹp. Mulan 2020 quy tụ dàn diễn viên tai to mặt lớn của điện ảnh Trung Quốc với mục đích đánh chiếm thị trường tỷ dân, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Củng Lợi, Lưu Diệc Phi.

Nhưng người Trung Quốc không thích phim này kể từ lúc ra mắt trailer, nó làm sai lệch hoàn toàn văn hóa lịch sử của Trung Quốc, thử tưởng tượng xem, phim như một mớ lẩu thập cẩm, một ví dụ đại khái như kiểu thế này: kiến trúc thời Tống, lắp vào trang phục thời Đường, vũ khí trang bị thời Minh, Mộc Lan lúc trang điểm như một nàng geisha Nhật Bổn, quân lính ăn mặc một thời, tướng lĩnh ăn mặc thời kỳ khác, quan trong triều thời khác, vua lại thời khác nữa. Bỏ qua việc các nhân vật nói tiếng Anh, dù sao đây cũng là phim do Disney sản xuất.

Người HongKong và người Việt cũng không thích phim này vì một số yếu tố chính trị. Phim gia đình chiếu cho cả trẻ con xem, phim là góc nhìn của phương Tây về châu Á, nên có vẻ như cái gì của phương Đông là đạo diễn cố gắng nhồi nhét hết vào, màu mè, hoa lá cành, cải lương, diêm dúa một cách lố bịch. Mộc Lan sinh ra đã có khí chất, rồng bay phượng múa, hình ảnh phượng hoàng bay lượn suốt trong phim.

Dưới góc nhìn của khán giả châu Á, để phán xét phim này thì còn quá nhiều điều phải nói, nhưng bạn đã bao giờ thử đặt mình vào vị trí khán giả phương Tây với phong cách giáo dục phương Tây để phán xét chưa. Cũng giống như bây giờ giao cho một công ty điện ảnh Châu Á, đạo diễn Tàu, biên kịch Trung làm phim về thời cộng hòa La Mã, chế độ nô lệ Spartacus, Game of Thrones, The Lord of the Rings,... thì góc nhìn sẽ thế nào.

Điểm mạnh của phim chắc chắn là hình ảnh tuyệt đẹp, khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, đồng lúa xanh mướt, ngôi nhà thổ lâu cổ kính, núi cao hùng vĩ tuyết phủ trắng xóa, sa mạc mênh mông gió cát, cung điện đền đài kinh đô tráng kệ xa hoa, quân lính tướng sĩ giáp phục chói lòa, tuy nhiên về quy mô chiến trận lại rất kém, có quá ít đại cảnh, quân lính chỉ có một nhúm, xúm xít với nhau, mặc dù nhà sản xuất hoàn toàn có thể sử dụng kỹ xảo điện ảnh, công nghệ nhân bản CGI, để tạo ra số lượng quân lính chiến trận hoành tráng hơn rất nhiều, 200 triệu đô la cơ mà, hay số tiền chủ yếu để trả lương cho mấy diễn viên chính nên hết tiền. Kịch bản phim cũng ngây ngô ngờ nghệch, dành cho trẻ con, chưa trải sự đời, lồng ghép thêm một số thông điệp về nữ quyền, phụ nữ mạnh mẽ làm chủ vận mệnh, khao khát được công nhận, cả Mộc Lan lẫn mụ phù thủy Tiên Lang. Rồi cái cách quân đội Nhu Nhiên của Bố Lý Hãn lập mưu kế, tập kích vào Tử Cấm Thành đầy lỗ hổng, sau khi vào Tử Cấm Thành thì rủ vua ra đấm nhau solo như hai thằng giang hồ đầu đường xó chợ. Biết là phim làm cho trẻ con xem, nhưng mà nó quá buồn cười. Phim bỏ hẳn chuyện tình cảm trai gái của Mộc Lan, hoặc có nói thì cũng chỉ lướt thoảng qua, không để lại ấn tượng gì.

Về diễn xuất của Lưu Diệc Phi thì thôi, không nói nữa, bởi vì không còn gì để nói. Tạo hình người cha của MULAN bị thương ở chân đi tập tễnh trong phim y như Tập Cận Bình vậy, không biết Disney định troll hay có ý gì khác không ?

Nếu có thể bạn nên xem thêm phiên bản Mộc Lan 2009 của Triệu Vy, phim là một góc nhìn hiện thực tàn khốc đẫm máu về chiến tranh. Cảnh quay đầy tính hiện thực, làng quê nghèo khổ, cát bụi tung bay, khung cảnh điêu tàn xơ xác, con người kiệt quệ lam lũ bởi chiến tranh.

Phim chắc chắn có kinh phí đầu tư kém hơn rất nhiều so với Mulan 2020 nhưng lại có thể tạo ra những đại cảnh chiến trận khốc liệt huy động hàng nghìn người ngựa tham gia, không dùng hoặc cực ít dùng tới kỹ xảo, giáp phục vũ khí không chói lòa, mà bụi bặm thô mộc, cảnh quay đầy tính hiện thực đẫm máu, cảnh tuyệt vọng khốn cùng bị vây chặt thiếu lương, giết ngựa để ăn, uống máu nuôi thân, tạo cảm giác rất chân thật tàn khốc của chiến tranh. Mộc Lan cũng là một người bình thường, không phải tự nhiên có khí chất gì cả, tất cả đều rèn luyện qua chiến trận, trải qua nhiều trận chiến, đồng đội hy sinh, xác người chất đống, bước ra từ biển máu, dần dần học cách đánh trận, nghệ thuật quân sự. Mộc Lan trong phim cũng là một cô gái, muốn yêu và khao khát được yêu, đau đớn xót xa khi biết tin người yêu đã hy sinh.

Cách xử lý vấn đề nữ quyền trong phim cũng rất ổn, phụ nữ cùng nhau vùng lên, nắm tay nhau xử lý gốc rễ của vấn đề, tiêu diệt kẻ độc tài chuyên chế bạo chúa, kiến tạo hòa bình, hòa bình dành được không phải bằng cách chém giết đổ máu thêm nữa, mà bằng cách chấp nhận khác biệt, sống chung với khác biệt từ cả 2 phía. Đấy mới là một nền hòa bình lâu dài. Mộc Lan cũng không cần phải được công nhận từ ai, cuối cùng cũng chỉ là một cô gái yếu đuối, cần một tình yêu để nương tựa, nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ chấp nhận buông bỏ tình yêu của mình, hy sinh tất cả vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Triệu Vy diễn xuất thì khỏi chê, lúc mạnh mẽ trong chiến đấu, lúc đau đớn khi mất người yêu, lúc căm phẫn tột cùng với quân địch trong chiến trận, lúc là một cô gái, yếu đuối trong vòng tay hoàng tử, vô cùng xót xa nhưng vẫn nuốt nước mắt từ bỏ tình yêu của mình.

Hai bộ phim khác nhau, 2 thời điểm khác nhau.  Phong cách khác nhau, nghệ thuật khác nhau. Hướng đối tượng khác nhau, góc nhìn của 2 nền văn hóa khác nhau và ai muốn Lưu Diệp Phi hay Triệu Vy thì coi phim đó...

https://www.youtube.com/watch?v=3xTV3Jl6Q0k

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

300 Chiến Binh phiên bản Nga "Furious" đã sẵn sàng chiến đấu trên các cụm rạp

 Fan của dòng phim hành động lịch sử sẽ được thưởng thức siêu phẩm hành động lịch sử về chương sử thi hào hùng trong thời đại đế chế Mông Cổ xâm chiếm châu Âu "Đế Chế Bất Diệt".

Furious đặt trong bối cảnh nước Nga vào giữa thế kỷ 13 thời Trung Cổ, bị phân chia thành các quân khu đang lần lượt thất thủ khi quân đội Mông Cổ dẫn đầu bởi tướng Bạt Đô hiện thực hóa giấc mộng bá chủ thế giới của Thành Cát Tư Hãn. Sợ hãi trước sức mạnh và sự tàn bạo của quân xâm lược, hầu hết các thái tử Nga đều xin hàng và giao nộp vùng đất của họ cho kẻ thù.

Những kẻ xâm lược cướp bóc, nhuộm đất Nga bằng máu, cho đến khi một kiếm sĩ Ryazan Evpaty Kolovrat đứng lên ngăn chặn chúng. Kolovrat dẫn đầu một đội ngũ của hàng trăm chiến binh dũng cảm để trả thù cho gia đình thân yêu, cho dân tộc và quê hương của anh. Lòng dũng cảm của Kolovrat thật đáng kinh ngạc, khiến ngay cả bản thân Bạt Đô cũng phải e dè.

Bộ phim là sự ra đời của một huyền thoại, một tuyên ngôn anh hùng của chiến binh Ryazan, mãi mãi vẫn còn trong ký ức của dân tộc và kỳ tích anh hùng trong biên niên sử của lịch sử thế giới.

Bộ phim được đạo diễn bởi Dzhanik Fayziev, được dựa trên cuốn sách "Truyền thuyết về sự hủy diệt Ryazan". Bộ phim đã tạo được tiếng vang lớn khi thủ tướng Putin đích thân đến tham dự buổi họp báo ra mắt phim tại Nga và dành tặng nhiều sự khen ngợi.

Dzhanik Fayziev chia sẻ người anh hùng trong phim Furious chiếm được cảm tình của khán giả không chỉ bởi sức mạnh thể chất, cơ bắp trong những màn so gươm mà còn là sự gần gũi với một trái tim rộng lớn và ánh mắt chân thành. Một hình tượng mà mọi người trẻ đều có thể dễ dàng đồng cảm.

https://www.youtube.com/watch?v=1MWGM0wSh5o

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Ba bộ phim ăn theo "Suicide Squad" nhưng lại mãn nhãn hơn bản chính

 Nhận thấy sức lôi cuốn từ bộ phim siêu anh hùng mới của nhà DC là "Suicide Squad", không ít hãng phim độc lập đã “mượn” kịch bản của phim cho những xuất phẩm hạng B của mình.

Suicide Squad của DC Comics và Warner Bros, ra rạp đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cả người hâm mộ lẫn giới phê bình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận độ "hot" của Suicide Squad khi đã có tới 3 bộ phim "ăn theo" hiện tượng này từ năm ngoái tới nay.

1. The Funhouse Massacre (2015)

Nội dung của The Funhouse Massacre nói về 6 kẻ tâm thần trốn khỏi nhà thương điên ở địa phương vào đúng đêm Halloween. Chúng trốn trong căn nhà ma và thực hiện hàng loạt vụ giết người giữa "thanh thiên bạch nhật" nhưng không ai mảy may nghi ngờ vì tưởng tất cả chỉ là những trò đùa quái ác.

Ngoài chi tiết cả bọn đều xuất thân từ một nhà thương điên (nghe có vẻ quen quen khi thành phố G nào đó cũng có 1 nhà thương điên A cực kì nổi tiếng) thì trong đám còn 1 nữ nhân vật mặc đồ đỏ đen, trang điểm như 1 ả hề. Chưa kể ả hề này còn có tên... Ms. Quinn. Tới đây thì chắc các bạn đã biết nhân vật nữ và đám "tâm thần" này ám chỉ ai rồi chứ? Nếu bạn nghĩ Harley Quinn trong Suicide Squad là "dễ thương" thì Ms. Quinn sẽ cho bạn thấy "điên" và "sát nhân" thật sự là như thế nào. Bộ phim chứa đầy những cảnh giết người máu me, bệnh hoạn.

Là phim kinh dị hài "ăn theo" nhưng thật bất ngờ là The Fun House Massacre lại đạt điểm số gấp đôi phiên bản gốc trên trang Rotten Tomatoes. Có lẽ do Suicide Squad quá "ảo diệu" chăng?

2. Vigilante Diaries (2016)

LỰC LƯỢNG BIỆT KÍCH ra rạp trước Suicide Squad vài tháng , bộ phim hành động kinh phí thấp lấy ý tưởng một nhóm lính đánh thuê bỗng nhiên muốn "lương thiện" nên tập hợp với lại với nhau để tiêu diệt tội phạm. Dẫn đầu nhóm là một tay phản anh hùng có khả năng sử dụng súng điệu nghệ (nghe có "mùi" Deadshot) có biệt danh "The Vigilante".

Bộ phim có điểm cộng là chứa tất cả những "chủ đề" khiến người xem thích thú hiện nay như hành động, bắn súng, 16+, cháy nổ,... với bối cảnh dàn trải khắp Thế giới. Tuy nhiên, với kinh phí thấp và kỹ xảo "lởm" thì những cảnh phim ấy cũng "ảo" không kém. Diễn xuất của các diễn viên cũng "cân tài cân sức" với chất lượng phim.

3. Sinister Squad (2016)

Trong số 3 phim thì đây là bộ phim "hàng nhái giống thật" nhất. Được thực hiện bởi Asylum, một studio chuyên làm nhái các bộ phim bom tấn, Sinister Squad tập hợp 1 nhóm các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích chống lại các thế lực siêu nhiên.

Không chỉ từ cái tên có phần không khác bản gốc là bao, mà các nhân vật trong Sinister Squad cũng "sao y bản chính". Nhóm bao gồm một kẻ biết ném dao, một phù thủy, một tên to lớn có bị lai với động vật khác, một chàng và một nàng có "máu điên trong người",... do thanh niên nghiêm túc Alice (in Wonderland) làm thủ lĩnh. Tuy nhiên, kỹ xảo và nội dung của phim thì chỉ là một bản copy "giá rẻ" mà thôi.

Điều lạ lùng là Sinister Squad lại chẳng nhận được bất cứ gạch đá gì so với phiên bản gốc. Có lẽ vì chẳng ai thèm quan tâm tới nó để mà ném gạch.

Kết:

Dù sao thì thành lập một nhóm ác nhân để làm việc tốt là một ý tưởng khá tốt và sáng tạo. Suicide Squad cũng đã thành công trên một khía cạnh nào đó. Hy vọng rằng, DC Comics và Warner Bros. có thể rút kinh nghiệm từ những thiếu sót để giúp DCEU thu ngắn khoảng cách với MCU trong tương lai không xa.

https://www.youtube.com/watch?v=FZ5fLZ2sUUo

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Thất Tử Lang: Phim võ thuật sử thi quy tụ dàn mỹ nam hàng đầu của Hoa Ngữ

 Thất Tử Lang là bộ phim của đạo diễn Vu Nhân Thái ra mắt vào năm 2013, phim được đánh giá là boom tấn đáng mong đợi trong năm của điện ảnh xứ cảng thơm. Thuộc thể loại chiến tranh, phiêu lưu, phim được đầu tư kinh phí lên tới 20 triệu USD, cùng với đó là sự góp mặt của một dàn sao đình đám bậc nhất của Hong Kong và Trung Quốc như: Trịnh Thiếu Thu, Trịnh Y Kiện, Lâm Phong, Châu Du Dân…

Thất Tử Lang (Tên tiếng anh: Saving General Yang) là bản anh hùng ca bi tráng ca ngợi công lao của các trung liệt công thần Dương gia tướng thuộc Tống triều trong cuộc chiến khốc liệt chống lại quân xâm lược Liêu quốc (thường được gọi là Khiết Đan trong sử sách Trung Quốc) từ phương Bắc kéo xuống.

Dưới sự dẫn dắt của Dương Nghiệp – đại tướng quân của Dương gia – gia tộc họ Dương đã trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ Tống quốc và thần dân khỏi ách xâm lược của kẻ thù hung hãn. Đại tướng quân Dương Nghiệp cùng với 7 người con trai của ông là Dương Đại Lang, Nhị Lang, Tam Lang, Tứ Lang, Ngũ Lang, Lục Lang và Thất Lang đã sát cánh cùng nhau chiến đấu anh dũng trong các cuộc chiến chống lại quân thù.

Bộ phim là một câu chuyện lịch sử hào hùng đi đúng bản chất của người anh hùng trung quân, là câu chuyện về lòng hiếu kính và đoàn kết của 7 anh em Dương gia. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Vu Nhân Thái với sự tham gia của các ngôi sao hàng đầu Hoa ngữ: Trình Y Kiện, Châu Du Dân, Ngô Tôn, Vu Ba, Lý Thần, Lâm Phong, Phó Tân Bác và mỹ nhân An Dĩ Hiên.

Những cảnh quay hoàng tránh, kỹ xảo đẹp mắt cùng cốt truyện lôi cuốn của Thất Tử Lang (hay Giải Cứu Tướng Gia) là một phim hành động sử thi chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.

https://www.youtube.com/watch?v=2PmAdICWoKo